slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 2 Điểm Tụ

( 04-12-2021 - 06:50 PM ) - Lượt xem: 52734

PHỐI CẢNH 2 ĐIỂM TỤ

 DO ART  Để hiểu sâu hơn về phối cảnh bạn cần học thêm 1 bài học khác. Trong bài học này, điểm tụ không nằm ở vị trí trung tâm của tầm nhìn mà có 2 điểm tụ nằm trên đường tầm mắt ở 2 bên sơ đồ, tạo thành hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ.

PHỐI CẢNH - Kỹ thuật vẽ trong hội họa

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 1 Điểm Tụ

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 3 Điểm Tụ

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-1

Vẽ 1 đường thẳng nằm ngang (đường tầm mắt) nối từ đầu này sang đầu kia của tờ giấy và đặt 2 điểm tụ ở gần 2 bên mép giấy vào đó.

Để xây dựng hình khối dựa trên phối cảnh 2 điểm tụ, bạn hãy vẽ 1 đoạn thẳng đứng, đoạn thẳng này sẽ tạo thành góc gần nhất của hình khối; nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ.

Sau đó bạn quyết định chiều dài và chiều sâu của hình khối bằng cách vẽ thêm 2 đoạn thẳng đứng chỉ ra 2 góc (trái-phải) của hình khối, đảm bảo rằng chúng dừng lại ở các đường nối với chiều dọc ban đầu.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-2

Bây giờ bạn đã vẽ được 2 mặt có thể nhìn thấy của hình khối, trong sơ đồ này tôi giả định đường tầm mắt nằm giữa hình khối nên bạn không nhìn thấy mặt trên và mặt dưới của hình khối, tuy nhiên bạn có thể nối điểm trên và điểm dưới của 2 đoạn thẳng vừa vẽ về 2 điểm tụ, bạn sẽ hình dung được các mặt khuất của hình khối. Tương tự bạn hãy tập vẽ thêm hình khối ở trên đường tầm mắt và hình khối ở dưới đường tầm mắt, điều này không khó để bạn có thể thực hiện được.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-3

Trong phối cảnh 2 điểm tụ ở trên, hãy chú ý ngoài các đường thẳng đứng thì các đường thẳng khác đều được nối về 1 trong 2 điểm tụ. Các mặt phẳng của khối nhà nghiêng về bên phải có chiều hướng nhỏ dần về điểm tụ 2, các đường thẳng song song với mặt đất nằm trên mặt phẳng này cũng được nối đến điểm tụ 2. Tương tự, áp dụng đối với điểm tụ 1. Tòa nhà này bao gồm 3 khối, bạn cần vẽ 3 đoạn thẳng góc gần bạn nhất của từng khối rồi nối điểm trên và điểm dưới của các đoạn thẳng về 2 điểm tụ. Ô cửa ở gần sẽ cao hơn những ô cửa ở xa, đường thẳng trên và dưới của ô cửa nghiêng về 1 trong hai điểm tụ.

Ở hình bên dưới, tôi đã vẽ một công trình thấp tầng nhưng khá dài bằng hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ và cả 2 mặt lớn chính đều nhỏ dần về phía xa, đường tầm mắt cao bằng tầm nhìn của một người đang đứng.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-4

 

Sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh 2 điểm tụ mà bạn đã được học, hãy thử vẽ một bức tranh phối cảnh ngôi nhà bạn thích. Hình dung đường thẳng nằm ngang tầm mắt và thực hành quan sát kỹ các đối tượng cần vẽ, tìm điểm giao nhau giữa đường thẳng trên và đường thẳng dưới của ngôi nhà trong khung cảnh.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-5

Vẽ đường tầm mắt và thêm 2 điểm tụ vào để bắt đầu thực hiện bức tranh phối cảnh. Sau đó, vẽ tiếp 1 đoạn thẳng nằm bên tay phải của tờ giấy và cao hơn đường tầm mắt – đoạn thẳng này là góc gần nhất của khối nhà trên lầu, nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ, vẽ tiếp 2 đoạn thẳng ở 2 bên để xác định chiều dài và chiều sâu của khối nhà.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-6

Ở khối nhà trên lầu, cần xác định mép trên và dưới của cửa và nối chúng về điểm tụ 1. Phân chia các mảng tường chính vào trước – phải đảm bảo đúng phối cảnh và thêm các chi tiết nhỏ vào sau.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-7

Quan sát thật kỹ đối tượng và so sánh với đường phác thảo khi thêm những chi tiết bạn cần vào trong tranh, hãy phân chia các khu vực để phân biệt các bề mặt khác nhau của cảnh. Trong phối cảnh này có 2 cây cột hình trụ tròn nối từ mặt đất lên sàn lầu, hình dạng chữ V – bạn cần vẽ 1 cây nghiêng về bên phải, 1 cây nghiêng về bên trái là được.

ky-thuat-ve-phoi-canh-2-diem-tu-doart-8

Sàn nhà hình chữ nhật là mặt phẳng song song với mặt đất, có 2 cạnh nghiêng về điểm tụ 1 và 2 cạnh nghiêng về điểm tụ 2. So sánh với lối đi ở phía trước (phần dưới của bức tranh) bạn sẽ thấy độ dốc nhẹ, những đường dọc của lối đi gặp  nhau ở 1 điểm cao hơn điểm tụ 2 – điều này tạo ra độ dốc lên, những đường ngang thì vẫn nghiêng về điểm tụ 1; phía bên trái là 1 đồi cỏ giúp cảnh quan bớt khô cứng. Lưu ý ngôi nhà có mái nhọn phía xa ít chi tiết và không nhìn thấy rõ kết cấu bề mặt, tương tự những cái cây cũng thế. Điều này giúp tạo chiều sâu cho phối cảnh và thuyết phục hơn.

DoArt chúc các bạn vẽ đẹp và chuẩn phối cảnh!

Ban biên tập DoArt

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh năng khiếu năm 2023 - môn trang trí màu Trường Đại học Văn Lang ONLINE đợt 1...

DoArt xin giới thiệu với quý học viên đề thi vẽ Trang trí màu của Trường Đại học mỹ thuật năm 2022 và hướng dẫn giải đề thi vẽ năm nay. "Anh chị hãy vẽ và trang trí một chiếc lồng đèn theo hình bên dưới. Chủ đề họa tiết lấy cảm hứng từ mùa thu."

 

DO ART Dùng hình tượng nhà toán học để trang trí bìa sách với dòng chữ bắt buộc “Đố vui Toán học”...đề tài mới dành cho các bạn luyện thi Đại học khối V và H...

DO ART Xin giới thiệu đến các bạn một đề tài vẽ trang trí: Hãy sử dụng hình tượng con hổ để vẽ trang trí bao lì xì hình chữ nhật có kích thước 18x30cm. Bố cục và hòa sắc tự do...

Phối cảnh 3 điểm tụ ít khi được sử dụng, nhưng tôi sẽ đề cập đến hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ ở đây để giải thích phối cảnh được hoạt động như thế nào trong đời thực. Áp dụng vẽ tòa nhà cao tầng, hoặc vẽ phối cảnh tổng thể khu đô thị được nhìn từ trên cao...

Khi vẽ một bức tranh dựa trên phối cảnh một điểm tụ, mọi thứ trong tranh sẽ phụ thuộc vào điểm trung tâm của tầm nhìn. Tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ được kết nối với điểm này (điểm tụ). Các mặt phẳng đối diện với người nhìn mang hình dáng thật của nó mà không bị bóp méo...

Phối cảnh là một kỹ thuật vẽ trong hội họa dùng để thể hiện các hình ảnh 3 chiều một cách gần đúng trên bề mặt 2 chiều (giấy, vải,…); khiến tranh vẽ trở nên trực quan hơn...

DoArt giới thiệu với các bạn một đề tài vẽ trang trí: "Trang trí màu Đầu hồi mái nhà". Ở đây, mái nhà hình tam giác và phần thân nhà là hình chữ nhật, sử dụng hình tượng con chim là họa tiết bắt buộc, kích thước như hình vẽ. Sau đây là các bước hướng dẫn để hoàn thành một bài trang trí...

Học vẽ Tĩnh vật chì là một loại hình nghệ thuật giúp chúng ta tăng khả năng quan sát và nhẫn nại. Tĩnh vật là những sự vật gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, cấu trúc không quá phức tạp, dễ thực hiện. Cách vẽ một bài Tĩnh vật chì...

Sau đây là một bài vẽ ví dụ cho việc sử dụng chất liệu chì màu để vẽ một đối tượng đơn giản thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bài hướng dẫn vẽ một nhánh trầu bà...

Trong hội họa có nhiều loại chất liệu vẽ khác nhau để diễn tả một bức tranh chân dung sinh động, cuốn hút, làm toát lên vẻ đẹp, tình cảm, tâm lý của con người. Vốn đặc tính của màu nước là sử dụng gốc nước nên tranh vẽ khô rất nhanh, thuận lợi cho việc vẽ chồng nhiều lớp màu...

Vào một ngày không có gì đặc biệt, bạn bỗng nhiên muốn vẽ thử kiểu gì đó khác lạ. Thật khác với những phong cách bạn đã từng thử qua. Ồ, vẽ tranh minh họa theo kiểu dễ thương trẻ con một chút thì sao nhỉ? Chắc sẽ đáng yêu và dễ thương lắm. Vậy phải bắt đầu từ đâu nhỉ? Để DoArt chia sẻ cho bạn cách để vẽ...

Trong bài hướng dẫn học vẽ tranh Manga này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn vẽ dưới dạng bản vẽ nét trắng đen. Chúng ta vẽ chì xong rồi đồ nét bằng bút đi nét. Vậy chúng ta cần chuẩn bị hai loại bút cơ bản nhất là bút Chì và bút Line...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ chân dung thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Chì màu trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp có thêm tư liệu để nghiên cứu và phát huy khả năng vẽ của mình...

Đối với các bạn chưa được hướng dẫn, việc bắt đầu vẽ một bức tranh sẽ có chút khó khăn khi chúng ta gặp phải câu hỏi: “Bắt đầu từ đâu?” Sau đây DoArt hướng dẫn các bạn vẽ một bức tranh bố cục - Đề tài: "Vui chơi lễ hội"...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Màu nước trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp...

DO ART xin giới thiệu bài vẽ Trang trí màu "Hình cái bát" phù hợp với các bạn đang học vẽ luyện thi Đại học vào các ngành Mỹ thuật. Với một đề thi vẽ: Trang trí cái bát ăn, màu sắc tự do, sử dụng họa tiết động vật, DO ART chọn hình ảnh con Tuần Lộc...

Học vẽ Màu nước cũng là một chất liệu khơi gợi cho ta thêm niềm yêu thích đối với hội họa. DoArt Vẽ Hoa Mùa Xuân với chất liệu Màu nước...

DO ART Giới thiệu đến các bạn tác phẩm vẽ Tranh phong cảnh từ chất liệu Acrylic trong khóa học “Trải nghiệm hội họa”. Những ưu thế của chất liệu Acrylic: Ngoài vẽ phong cảnh, ta còn dùng Acrylic vẽ được hầu hết các đề tài khác bởi (chân dung, tĩnh vật ...)

Vẽ Tĩnh vật là một đề tài không quá phức tạp cho người mới bắt đầu thực hiện đam mê Mỹ thuật của mình. Dạo quanh một vòng các chất liệu Hội họa thì Than (Than củi hoặc Than bột, Chì than) là một chất liệu dễ sử dụng. Học vẽ Tĩnh vật bằng chất liệu Than...

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo