slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Lối vẽ tranh chấm họa độc đáo của Trường phái Pointillism

( 08-03-2022 - 07:47 PM ) - Lượt xem: 6147

 DO ART  Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối thì Pointillism (trường phái chấm họa) tìm cách thể hiện tất cả những yếu tố trên bằng nguyên tố cơ bản nhất của hình học đó là điểm. Những họa sĩ của trường phái này thực hiện những đường chấm màu theo quy tắc trật tự nghiêm ngặt. Và nếu có một trường phái nào đòi hỏi sự cẩn thận chăm chút tuyệt đối thì đó chính là Pointillism.

truong-phai-cham-hoa-doart-1

Sự dày đặc hoặc thưa thớt của các đốm màu có thể giúp truyền tải đậm nhạt, sáng tối một cách hiệu quả nhưng điều đặc biệt của trường phái này là màu sắc. Các họa sĩ Pointillism vận dụng hiệu quả các nguyên lý trong thuyết màu sắc để tạo nên hiệu ứng kết hợp nhiều điểm màu để tạo nên một gam màu tổng thể. Phương pháp này sẽ tạo ra hiệu ứng về thị giác khi đặt những đốm màu trái ngược sát cạnh nhau sẽ tạo ra một cảm giác về màu khác hẳn và sự chồng chéo của màu sắc sẽ làm cho người xem cảm nhận được sự độc đáo. Mỗi bức tranh chấm họa bao gồm hàng ngàn, hàng vạn đốm màu và quá trình vẽ một bức tranh đòi hỏi sự tính toán cẩn thận; cần nhiều thời gian cũng  như công sức khi tiến hành.

Paul Signac và Georges Seurat là 2 họa sĩ điển hình cho trường phái này. Họ gặp nhau vào năm 1884  và cả hai đã cùng nhau hoàn thiện những lý thuyết cơ bản của Pointillism. Paul Signac sử dụng màu nước để vẽ tranh nhưng với phương pháp chấm họa, ông thấy sơn dầu chính là chất liệu phù hợp hơn cả và ông sáng tác nhiều bức tranh phong cảnh ở những vùng biển ông đi qua.

Khác với Paul Signac, Seurat dành phần lớn thời gian cho Pointillism và cuộc đời ngắn ngủi của ông khiến ông không có dịp thử nghiệm với các lĩnh vực khác. Do đó, Seurat được coi là người có công lao lớn nhất trong việc đưa trường phái này trở thành một phong trào nghệ thuật nghiêm túc. Tác phẩm nổi bật của trường phái chấm họa chính là Chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte do Seurat hoàn thành trong vòng 2 năm (từ 1884 đến 1886).

Với kích thước 2x3m, bức tranh được xem là tác phẩm “tuyên ngôn” của Pointillism, đồng thời là tác phẩm đầu tiên trong hội họa hiện đại có nhiều nhân vật trong cùng một bức tranh. Đây là  bức tranh miêu tả cảnh thư giãn của những người đi dạo nhưng hầu như các nhân vật trong tranh đều nhìn nghiêng theo cùng một hướng tạo cảm giác giả tạo – việc đi dạo trên đảo giống như một nghi thức hơn là một hoạt động giải trí. Seurat sử dụng thiên nhiên làm nền để nổi bật sự giả tạo của tầng lớp tiểu tư sản Paris thời bấy giờ. Bức tranh có điểm nhấn là những đốm màu. Khi mới nhìn, có thể thấy màu sắc chủ đạo của bức tranh là vàng, lam tím, điểm xuyết đỏ và da cam. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ có thể thấy từng mảng nhỏ đều được ông chăm chuốt kỹ lưỡng.

Từ khi Seurat vẽ lên những tác phẩm theo kỹ thuật này thì Pointillism có tên gọi mới là Neoimpressionism (Hội họa Tân Ấn tượng). Hiệu ứng mạnh mẽ và phương hướng táo bạo của Pointillism vừa là lặp lại, vừa là sự thách thức lại hội họa Ấn tượng. Ngoài Seurat và Signac, Pointillism còn ảnh hưởng tới nhiều họa sĩ khác. Mặc dù không có ai đạt đến đỉnh cao vẽ tranh theo trường phái này như  Seurat nhưng các họa sĩ như: Van Gogh, Gauguin, Matisse, Lautrec đều tìm thấy trong Pointillism những bài học quan trọng về màu sắc và ánh sáng.

Nếu Impressionism là tiền thân của Pointillism, thì Pointillism là tiền thân của Neopointillism – một phiên bản hiện đại của Pointillism mà ta vẫn được chứng kiến cho đến ngày nay. Tuy nhiên Neopointillism sáng tạo và tự do hơn rất nhiều, cả về kỹ thuật lẫn chất liệu (hai tác phẩm đầu bài là ví dụ điển hình – Ruiz chọn cách bỏ qua màu sắc, còn Pons thử nghiệm với chất liệu.) Một số biến đổi khác của Pointillism có thể khiến Seurat cảm thấy vui vì có người theo phong cách sáng tác này của ông, nhưng nếu đạt đến trình độ vẽ theo phương pháp chấm họa thì khó có ai thực hiện được như Seurat.

 

*Một số tác phẩm tiêu biểu của Trường phái Pointillism:

truong-phai-cham-hoa-doart-2

truong-phai-cham-hoa-doart-3

truong-phai-cham-hoa-doart-4

truong-phai-cham-hoa-doart-5

truong-phai-cham-hoa-doart-6

truong-phai-cham-hoa-doart-7

truong-phai-cham-hoa-doart-8

truong-phai-cham-hoa-doart-9

truong-phai-cham-hoa-doart-10

Do Art biên dịch

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART TUYỂN DỤNG: Giáo viên Mỹ thuật Thiếu nhi: 10 người. Giáo viên Mỹ thuật - Luyện thi vẽ: 10 người. Làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh...

DO ART mở cổng đăng ký tham gia Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” – Chủ đề: Cuộc Phiêu Lưu Trên Biển...

“Theo nhịp chân vui” - cuốn sách minh họa tuyển tập những trò chơi dân gian Việt Nam của họa sĩ Ngọc Trinh - ra đời trong sự nỗ lực đó. Nhằm NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VUI CHƠI CHO TRẺ EM VIỆT NAM...

Câu trả lời là ngành kiến ​​trúc và nội thất đang có sự bùng nổ. Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Em là học sinh lớp 10 và đang có mục tiêu trở thành một kiến ​​trúc sư, nhưng gần đây em thấy lo lắng về con đường sự nghiệp của mình. Vì em thấy mình vẽ không đẹp. Rốt cuộc, có cần năng khiếu vẽ để trở thành một nhà thiết kế không?

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì? Tại sao nên trưng bày các tác phẩm của trẻ? Hãy cùng DO ART điểm qua một số lợi ích quan trọng của việc học vẽ và khám phá thêm những lợi ích tuyệt vời khi trưng bày tranh của trẻ...

Michael Jackson Pollock được xem là họa sĩ lớn của trường phái nghệ thuật biểu hiện trừu tượng ở thế kỷ 20. Pollock đã theo đuổi con đường nghệ thuật bằng việc học tại Trường Nghệ thuật Thủ công Los Angeles...

Victor Brauner (sinh năm 1903 – mất năm 1966) là một nhà điêu khắc và họa sĩ của trào lưu siêu thực. Ông sinh ra ở Piatra Neamț, Romania, là con trai của một nhà sản xuất gỗ Do Thái...

Jahar Dasgupta (sinh năm 1942) tại Jamshedpur, Ấn Độ. Ông là một họa sĩ đương đại và lỗi lạc đến từ Ấn Độ thế kỷ 21. Thời thơ ấu của ông ở Jamshedpur, ông thường vẽ voi, chó, cây trên sàn lúc nhỏ...

Soren Emil Carlsen (1853 – 1932), sinh ra và lớn lên tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ông sau đó định cư tại Hoa Kỳ và là một họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng ở Mỹ. Ông được nhiều người biết đến với những bức tranh tĩnh vật...

Năm 1893, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Màu nước Hoa Kỳ, New York. Tên tuổi của ông gắn liền với trường phái Ấn tượng Hoa Kỳ và ông cũng được nhớ đến với những tác phẩm về phong cảnh ở New England... Họa sĩ người Mỹ - Willard Leroy Metcalf

Ông say mê với bất cứ thứ gì mới nhất trong nghệ thuật. Ông đã làm rất nhiều để quảng bá và kêu gọi các họa sĩ khác tìm hiểu cuộc sống dân tộc ở Úc. Tom Roberts – Họa sĩ vẽ tranh phong cảnh và chân dung người Úc...

August Macke (1887 - 1914) là một họa sĩ người Đức, là một trong những thành viên hàng đầu theo trường phái Biểu hiện của nhóm Der Blaue Reiter (The Blue Rider). Ông sống trong một thời kỳ đổi mới đặc biệt đối với nghệ thuật Đức...

Zinaida Yevgenyevna Serebriakova (1884 – 1967), là nữ họa sĩ người Nga. Bà sinh ra trên điền trang Neskuchnoye gần Kharkov (nay là Kharkiv, Ukraine) trong một gia đình nghệ thuật và tinh tế nhất trong Đế chế Nga. Nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của cô đều là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc nổi tiếng...

Stuart Davis (1892 - 1964), tại Philadelphia với Edward Wyatt Davis, biên tập viên nghệ thuật của The Philadelphia Press và Helen Stuart Davis, nhà điêu khắc. Ông là một họa sĩ người Mỹ theo chủ nghĩa hiện đại ở thời kỳ đầu và cũng là nhạc sĩ, nổi tiếng với thể loại nhạc jazz...

Winifred Nicholson (1893 - 1981), là một nữ họa sĩ người Anh. Cô kết hôn với họa sĩ Ben Nicholson, và có ba chồng là họa sĩ William Nicholson. Cô lập gia đình và sinh được 3 người con và 2 trong số đó đã nối nghiệp của cô, sau này cũng trở thành họa sĩ...

John Christopher Wood (1901 - 1930), ông còn được gọi với cái tên là Kit Wood, là một họa sĩ người Anh sinh ra ở Knowsley, gần Liverpool...

Maurice Brazil Prendergast (1858 - 1924) là một người Mỹ, ông là một họa sĩ theo trường phái hậu ấn tượng với các thể loại tranh sơn dầu, màu nướcmonotype. Kể từ khi tham gia nhóm The Eight, ông đã tổ chức một số buổi triển lãm...

Stefan Luchian  (1868 - 1916) là một họa sĩ người Romania, nổi tiếng với dòng tranh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tả cảnh sinh hoạt của cuộc sống đời thường...

Cuno Amiet (1868 - 1961) là một họa sĩ vẽ tranh minh họa, nghệ sĩ đồ họa và nhà điêu khắc người Thụy Sĩ.  Ông là họa sĩ Thụy Sĩ đầu tiên ưu tiên việc thể hiện màu sắc trong bố cục, và cũng là người đi tiên phong trong nghệ thuật hiện đại ở Thụy Sĩ...

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo