slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Nghệ thuật hiện đại là gì?

( 27-02-2018 - 04:56 PM ) - Lượt xem: 15905

 DO ART  Nghệ thuật hiện đại khác nghệ thuật cổ điển đến mức người ta cho rằng nó thuộc về một phạm trù hoàn toàn riêng. Nó có thể là bất cứ thứ gì, từ sơn dầu đến một căn phòng trống với ánh đèn hết bật lại tắt. Các sử gia nghệ thuật dùng thuật ngữ hiện đại để miêu tả nghệ thuật khởi đầu từ những năm 1850. Nghe có vẻ không hiện đại gì lắm, nhưng đó là thời điểm giới nghệ sĩ bắt đầu tư duy lại các ý tưởng của mình một cách triệt để.

 

Tìm điểm khác biệt

Hằng trăm năm qua, hầu hết nghệ sĩ đều cố gắng tái tạo những sự vật có thực trong không gian ba chiều (3D). Nhưng đến thế kỉ 19 bắt đầu có sự thay đổi – một phần vì sự ra đời của nhiếp ảnh những năm 1830. Trước đó, người ta trông cậy vào nghệ sĩ để ghi lại diện mạo. Nhưng khi nhiếp ảnh đã làm được việc đó, một số nghệ sĩ cảm thấy mình nên tìm tòi thứ khác. Thời xưa, nhiều nghệ sĩ ăn lương để làm việc cho các nhà bảo trợ giàu có. Nhưng cả điều này cũng thay đổi. Từ thế kỉ 19, nghệ sĩ bắt đầu sáng tác trước, bán sau. Nhờ thế, họ thêm tự do để thử nghiệm. Ta hãy so sánh hai bức họa dưới đây. Cả hai đều diễn tả những đồ vật được bày biện, hay còn gọi là tĩnh vật – chủ đề truyền thống của các họa sĩ. Nhưng những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm còn rõ ràng hơn nhiều so với nét tương đồng. 

 

nghe-thuat-hien-dai-doart-1

Đàn ghi-ta trên bàn (Guitar on a Table, 1916) của Juan Gris; sơn dầu trên toan, 92x60cm. Để ý cách Gris sử dụng những hình khối, hình học để phá vỡ bức tranh, và những bức chuyển đột ngột giữa các hình khối, khiến các chi tiết không liền mạch với nhau.

 

nghe-thuat-hien-dai-doart-2

Phù hoa (Vanitas, 1659) của một họa sĩ  Peschier, sơn dầu trên toan. Vanitas trong tiếng Latinh nghĩa là phù hoa – ngụ ý sự phù du, trống rỗng của những lạc thú trần thế, bởi tất cả chúng ta cuối cùng rồi sẽ chết.

 

Tác phẩm nguyên bản

Nhiều người đánh giá nghệ thuật qua trình độ chuyên môn của nghệ sĩ – vì thế họ thường ấn tượng với những bức họa chỉn chu, giống thật (như là bức vẽ đầu lâu) hơn là nghệ thuật thử nghiệm (như bức đàn ghi-ta). Nhưng, với nhiều nghệ sĩ ngày nay, tính độc đáo sáng tạo còn quan trọng hơn kĩ thuật. Cái đầu lâu quả thực giống hệt ảnh chụp, nhưng những hình khối đơn giản và màu sắc sống động của cây đàn khiến nó trở thành một hình ảnh hết sức ấn tượng và cách tân.

 

Có thật là nghệ thuật không?

Ngày nay người ta đặc biệt nhấn mạnh tính độc đáo sáng tạo, nên không ngạc nhiên khi các nghệ sĩ không ngừng mở rộng giới hạn của cái gọị là nghệ thuật. Giờ đây, nếu ghé thăm một phòng trưng bày hiện đại, ta có thể nhìn thấy mọi thứ, từ tấm toan trắng đến một hàng sỏi, từ cái gối hình bánh kẹp thịt khổng lồ cho đến một đống kẹo bằng bạc.

Từ nghệ thuật (art) vốn nguyên thủy có nghĩa là chế tác bằng tay, nhưng có những thứ không do người nghệ sĩ trực tiếp tạo ra – họ chỉ tìm thấy chúng. Điều này gay tranh cãi gay gắt, nhiều người tự hỏi: thế mà là nghệ thuật ư?

 

nghe-thuat-hien-dai-doart-3

Tác phẩm Tính bất khả vật lí của sự chết trong tâm trí kẻ sống (The Physical Impossibility of Death in the Mind of Someone Living, 1991) của Damien Hirst; cá mập hổ, phoocmôn 5%, kính thép, 213x518x213cm. Đây là một con cá mập thật, đã chết, được treo lơ lửng trong dung dịch phoocmôn để khỏi bị phân hủy.

 

Cái mới gây sốc

Đa phần nghệ thuật hiện đại làm ra với chủ đích độc đáo và gây sốc, khiến ta phải giật mình, và nhìn nhận sự vật khác đi. Nhưng, khi ngắm gần lại, hóa ra đó vẫn là những chủ đề xưa cũ. Damien Hirst nổi tiếng vì sử dụng những động vật chết, ví dụ như con cá mập trên. Nhưng ông dùng nó để khám phá tính hữu hạn của đời sống, giống như bức họa đầu lâu sơn dầu thế kỉ 17. Xác ướp con cá mập cũng có chủ đích là gợi cho ta suy ngẫm về cái chết. Nhưng trông con cá mập sống động đến mức thật khó để chấp nhận là nó đã chết – đúng như tiêu đề của tác phẩm của Damien Hirst: Tính bất khả vật lí của sự chết trong tâm trí kẻ sống.

 

Tranh luận ra vấn đề

Nghệ thuật hiện đại có thể gây ra tranh cãi nảy lửa và đôi khi dẫn đến kiện tụng. Một trường hợp nổi tiếng: điêu khắc gia Contantin Brancusi đã kiện hải quan Mỹ để chứng minh tác phẩm của mình đúng là nghệ thuật. Ông thắng cuộc, còn nghệ sĩ Richard Serra thì không may mắn như vậy. Serra thực hiện một bức tường thép khổng lồ uốn lượng tên là Vòm nghiêng (Tilted Arc) cho một quảng trường ở New York. Bức tường khiến người dân địa phương phẫn nộ, vì cho rằng nó ngăn cản họ sử dụng quảng trường. Theo Serra, mấu chốt chính là ở đó – ông muốn thay đổi nhận thức của công chúng về không gian. Nhưng sau một buổi điều trần, các quan tòa đã ra lệnh di dời bức tường.

Năm 1998-99, Tracey Emin đã khuấy động một cuộc tranh luận dữ dội khi triển lãm chính…cái giường của mình như một tác phẩm nghệ thuật. Hai nghệ sĩ đến xem thậm chí còn nổi hứng trình diễn một màn đánh nhau bằng gối để phản bác.

 

nghe-thuat-hien-dai-doart-4

Tracey Emin - My Bed, 1998

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá hàng đầu. Bức Chân dung...

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật – đặc biệt là nghệ thuật hiện đại – là một địa hạt...

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí phá hủy chúng. Vậy nên các bảo tàng và phòng tranh...

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ giới thiệu những chất liệu hội họa...

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện chụp sao cho sát thực...

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng tác và in tráng...

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng lờ. Trước đây, nghệ thuật đa phần là do nam giới sáng tạo...

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã là một trong những đối tượng chính của nghệ thuật...

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông đúc. Một số nghệ sĩ làm vậy vì muốn...

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính giữa, khiến các mảnh vụn...

Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và thay đổi cách con người suy tư về thế giới...

Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi sao còn mật thiết hơn thế...

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ sĩ hưởng ứng bằng cách vay mượn...

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của hai lần thế chiến. Nghệ sĩ ngày càng chuyển sang sáng tác...

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác phẩm mượt mà, sống động,...

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong cách đặc thù...

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và vỡ mộng trước những sự kiện này...

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết phục đặc biệt mạnh mẽ...

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với môi trường xung quanh...

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo