Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 1 Điểm Tụ

( 04-12-2021 - 06:08 PM ) - Lượt xem: 43768

PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ

 DO ART  Khi vẽ một bức tranh dựa trên phối cảnh một điểm tụ, mọi thứ trong tranh sẽ phụ thuộc vào điểm trung tâm của tầm nhìn. Tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ được kết nối với điểm này (điểm tụ). Các mặt phẳng đối diện với người nhìn mang hình dáng thật của nó mà không bị bóp méo.

PHỐI CẢNH - Kỹ thuật vẽ trong hội họa

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 2 Điểm Tụ

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 3 Điểm Tụ

Để thực hiện sơ đồ trên, bạn cần chuẩn bị 1 cây thước để kẻ những đường thẳng vì đường thẳng rất quan trọng trong sơ đồ này.

Vẽ 1 đường thẳng nằm ngang (đường tầm mắt) nối từ đầu này sang đầu kia của tờ giấy và đặt điểm trung tâm (điểm tụ) của sơ đồ vào đó.

Sau đó, bạn vẽ 1 hình chữ L và 2 hình chữ nhật vào tờ giấy, 1 hình trên đường tầm mắt và 2 hình dưới đường tầm mắt. Bạn dùng thước và chì để nối các đường thẳng từ tất cả các điểm góc của 3 hình trên về điểm tụ.

Bây giờ bạn tiếp tục tạo các hình khối từ 3 hình cơ bản trên bằng cách vẽ 3 hình nhỏ hơn dọc theo các đường nối đến điểm trung tâm để tạo ra hình khối 3 chiều.

Trong hình hộp chữ nhật phía trên đường tầm mắt bạn sẽ thấy mặt bên và mặt dưới của khối, dường như lơ lửng trên không trung. Trong hình hộp chữ nhật ở bên dưới đường chân trời, bạn cũng nhận được hiệu ứng tương tự nhưng không nhìn thấy mặt dưới của khối, chỉ thấy mặt bên và mặt trên của khối, dường như khối đang ở dưới mặt đất. Và hình khối còn lại (khối L) cũng tương tự như vậy.

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một căn phòng được hình dung như sơ đồ dưới đây dựa trên phối cảnh mà bạn thiết lập. Ở đây đường tầm mắt và điểm tụ ở giữa căn phòng, tương đương với độ cao 1m6 (bằng độ cao của tầm mắt một người đang đứng) và nhìn thẳng ra xa; căn phòng có 1 ô cửa đi bên tay trái và 1 ô cửa sổ bên tay phải của bạn, nhìn về phía trước có 2 cây cột nhà và vách tường hình vuông ở cuối căn phòng, sàn nhà được lát gạch hình vuông và trần nhà phẳng dường như đã đóng trần thạch cao.

Lưu ý đường thẳng đứng chính giữa sơ đồ cho biết vị trí nhìn của bạn và đường thẳng nằm ngang giữa sơ đồ thể hiện đường tầm mắt của bạn. Tất cả các viên gạch dường như hẹp dần về vị trí trung tâm của sơ đồ – được gọi là điểm tụ.

 

Các đường gạch được lát ở vị trí chân tường và chiều dọc của từng viên gạch đều nghiêng về vị trí điểm tụ, cũng như các đường thẳng được tạo ra giữa trần nhà và vách tường, đường thẳng trên và dưới của ô cửa đi và ô cửa sổ cũng đều nghiêng về vị trí này. Nói một cách khác, ngoài những đường dọc và ngang, thì tất cả các đường khác đều nghiêng về điểm tụ - Đó là lý do tại sao hệ thống này được gọi là Phối cảnh một điểm tụ.

 

Bây giờ, bạn hãy thử đứng hoặc ngồi trong căn phòng của bạn và hình dung đường nằm ngang tầm mắt và đường thẳng dọc tưởng tượng (thể hiện vị trí nhìn của bạn), sau đó xác định điểm giao nhau – đây là điểm tụ của phối cảnh, tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ nghiêng về điểm này.

Hình vẽ dưới đây cho thấy ngoại thất rộng lớn của một tòa nhà; thể hiện cách phối cảnh một điểm tụ được hoạt động như thế nào và cung cấp cách thức để bạn có thể thiết lập và tạo ra một bức tranh có chiều sâu và không gian.

 

Sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh mà bạn đã được học, hãy thử vẽ một bức tranh phong cảnh đơn giản “Con đường với 2 hàng cây”. Bây giờ bạn đã hiểu rộng hơn về cách thức để tạo một bức tranh đúng phối cảnh và có chiều sâu. Tuy nhiên, nếu bạn không hài lòng với kết quả cuối cùng, đừng vội nản lòng – mọi thứ sẽ tốt hơn miễn là bạn kiên trì tập luyện những điều cơ bản.

 

Bài tập phối cảnh này được tiếp cận dưới góc độ nghệ thuật hơn là khoa học. Đôi mắt của bạn sẽ quan sát và cung cấp tất cả các thông tin quan trọng để vẽ, tuy nhiên việc nghiên cứu phối cảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ quy tắc và dễ dàng hơn trong quá trình vẽ. Bạn nên chọn một vị trí dễ vẽ trong điều kiện thời tốt. Để thể hiện rõ phối cảnh, bạn có thể bỏ qua việc vẽ người và xe.

Bây giờ hãy nhìn sơ đồ đầu tiên, nó chỉ bao gồm đường tầm mắt và các đường chính nối với nhau về điểm tụ để làm cơ sở ban đầu cho bản vẽ. Điều này sẽ giúp bạn phân chia các khu vực quan trọng: phía trên là bầu trời, phía dưới là con đường, 2 bên là 2 hàng cây; ngay cả khi bạn chưa vẽ tất cả chúng vào.

Nhìn vào sơ đồ thứ hai, tôi vẽ tiếp vị trí của các thân cây; những cây ở gần sẽ cao hơn những cây ở xa và khoảng trống giữa các thân cây trở nên hẹp dần khi lùi ra xa. Lưu ý: nếu phối cảnh bạn chọn có vẻ phức tạp, hãy đơn giản hóa bằng cách loại bỏ những chi tiết không quan trọng khiến bạn bối rối. Dựa vào quan sát những cảnh vật xung quanh và suy nghĩ về việc xây dựng phối cảnh.

Đưa các hình dạng chính vào trước – phải đảm bảo đúng phối cảnh và thêm các chi tiết nhỏ vào sau. Khi bạn đã thêm tất cả những chi tiết bạn cần vào trong tranh, hãy phân chia các khu vực để phân biệt các bề mặt khác nhau của cảnh.

Tôi đã tạo cho lòng đường một bề mặt mịn hơn cách các nơi khác bằng cách sử dụng nét chì 1 chiều, đan sít vào nhau. Lưu ý các cây ở gần có độ nét và độ tương phản cao hơn các cây ở xa, tương tự với 2 hàng cỏ ven đường và 2 bên cánh đồng. Điều này giúp tạo hiệu ứng 3 chiều cho phối cảnh và thuyết phục hơn.

DoArt chúc các bạn vẽ đẹp và chuẩn phối cảnh!

Ban biên tập DoArt

Nghệ thuật khác

GIẢI ĐỀ VẼ TRANG TRÍ MÀU - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG NĂM 2023

DO ART Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh năng khiếu năm 2023 - môn trang trí màu Trường Đại học Văn Lang ONLINE đợt 1...

Giải đề vẽ Trang trí màu - Trường đại học Mỹ thuật TPHCM năm 2022

DoArt xin giới thiệu với quý học viên đề thi vẽ Trang trí màu của Trường Đại học mỹ thuật năm 2022 và hướng dẫn giải đề thi vẽ năm nay. "Anh chị hãy vẽ và trang...

Vẽ Trang trí bìa sách - Đố vui Toán học

DO ART Dùng hình tượng nhà toán học để trang trí bìa sách với dòng chữ bắt buộc “Đố vui Toán học”...đề tài mới dành cho các bạn luyện...

Hướng dẫn vẽ Trang trí màu - bao lì xì

DO ART Xin giới thiệu đến các bạn một đề tài vẽ trang trí: Hãy sử dụng hình tượng con hổ để vẽ trang trí bao lì xì hình chữ nhật có kích...

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 3 Điểm Tụ

Phối cảnh 3 điểm tụ ít khi được sử dụng, nhưng tôi sẽ đề cập đến hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ ở đây để giải thích phối cảnh được hoạt động như thế nào trong đời thực....

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 2 Điểm Tụ

Để hiểu sâu hơn về phối cảnh bạn cần học thêm 1 bài học khác. Trong bài học này, điểm tụ không nằm ở vị trí trung tâm của tầm nhìn mà có 2 điểm tụ...

PHỐI CẢNH - Kỹ thuật vẽ trong hội họa

Phối cảnh là một kỹ thuật vẽ trong hội họa dùng để thể hiện các hình ảnh 3 chiều một cách gần đúng trên bề mặt 2 chiều (giấy, vải,…); khiến tranh vẽ trở nên trực quan h...

Hướng dẫn vẽ Trang trí màu - Đầu hồi mái nhà

DoArt giới thiệu với các bạn một đề tài vẽ trang trí: "Trang trí màu Đầu hồi mái nhà". Ở đây, mái nhà hình tam giác và phần thân nhà...

Cách vẽ một bài Tĩnh vật chì

Học vẽ Tĩnh vật chì là một loại hình nghệ thuật giúp chúng ta tăng khả năng quan sát và nhẫn nại. Tĩnh vật là những sự vật gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, cấu trúc...

Hướng dẫn vẽ chì màu - nhánh Trầu bà

Sau đây là một bài vẽ ví dụ cho việc sử dụng chất liệu chì màu để vẽ một đối tượng đơn giản thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bài hướng dẫn vẽ một nhánh...

Các bước vẽ chân dung màu nước

Trong hội họa có nhiều loại chất liệu vẽ khác nhau để diễn tả một bức tranh chân dung sinh động, cuốn hút, làm toát lên vẻ đẹp, tình cảm, tâm lý của con người....

Làm thế nào để vẽ Tranh Minh Họa theo cách dễ thương nhất?

Vào một ngày không có gì đặc biệt, bạn bỗng nhiên muốn vẽ thử kiểu gì đó khác lạ. Thật khác với những phong cách bạn đã từng thử qua. Ồ, vẽ tranh minh họa...

Học vẽ tranh Manga bằng bút Line

Trong bài hướng dẫn học vẽ tranh Manga này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn vẽ dưới dạng bản vẽ nét trắng đen. Chúng ta vẽ chì xong rồi đồ nét bằng bút đi...

Cách vẽ chân dung thiếu nữ theo phong cách Manga

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ chân dung thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Chì màu trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể...

DoArt Hướng dẫn vẽ tranh bố cục chợ Tết - Vui Chơi Ngày Hội

Đối với các bạn chưa được hướng dẫn, việc bắt đầu vẽ một bức tranh sẽ có chút khó khăn khi chúng ta gặp phải câu hỏi: “Bắt đầu từ đâu?” Sau đây DoArt hướng...

Cách vẽ thiếu nữ theo phong cách Manga

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Màu nước trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể...

Dạy học vẽ Trang trí màu - Hình cái bát

DO ART xin giới thiệu bài vẽ Trang trí màu "Hình cái bát" phù hợp với các bạn đang học vẽ luyện thi Đại học vào các ngành Mỹ thuật....

Học vẽ Hoa mùa xuân với Màu nước

Học vẽ Màu nước cũng là một chất liệu khơi gợi cho ta thêm niềm yêu thích đối với hội họa. DoArt Vẽ Hoa Mùa Xuân với chất liệu Màu nước...

Học vẽ Tranh phong cảnh với màu Acrylic

DO ART Giới thiệu đến các bạn tác phẩm vẽ Tranh phong cảnh từ chất liệu Acrylic trong khóa học “Trải nghiệm hội họa”. Những ưu thế của chất liệu Acrylic:...

Học vẽ Tĩnh vật với chất liệu Than

Vẽ Tĩnh vật là một đề tài không quá phức tạp cho người mới bắt đầu thực hiện đam mê Mỹ thuật của mình. Dạo quanh một vòng các chất liệu Hội họa thì Than (Than...