Làm nên lịch sử

( 17-03-2018 - 10:43 AM ) - Lượt xem: 4110

 DO ART  Cuối thế kỉ 18 là thời loạn lạc, chiến tranh bùng lên khắp châu Âu, và ở Pháp nổ ra cuộc cách mạng đẫm máu. Để đáp lại, nhiều họa sĩ đã vẽ những bức tranh lớn, đậm tính chân thực về những sự kiện lịch sử quan trọng và con người trong giai đoạn đó, hoặc những khung cảnh từ quá khứ nhưng có vẻ phù hợp với thời cuộc. Thông thường, các tác phẩm này nhằm lôi kéo người xem hướng theo quan điểm riêng của họa sĩ về các sự kiện. 

 

Lời thề của anh em Horatii (The Oath of The Horatii, 1784) của Jacques-Louis David; sơn dầu trên toan, 330 x 425 cm.

 

Trường phái Tân cổ điển

Sau cuộc khai quật thành Pompeii (xem bài Nghệ thuật cổ điển) vào năm 1748, công chúng bắt đầu trở lại quan tâm về lịch sử thời kì Cổ điển. Họa sĩ người Pháp Jacques-Louis David đã lấy cảm hứng đặc biệt từ nghệ thuật cổ điển. Phong cách vẽ của ông, với các nhân vật sắc nét và đổ bóng êm mắt, được gọi là trường phái Tân Cổ điển (Neoclassicism, neo nghĩa là mới). bằng cách lựa chọn các chủ đề Cổ điển chân phương, David chủ động chối bỏ phong cách Rococo phù phiếm xuất hiện trước đó.

 

Bài học lịch sử

Lời thề của anh em Horatii của David là bức tranh sử thi minh họa cho một câu chuyện. Nhưng tranh cũng mang đến bài học luân lí cho khán giả hiện đại. Lấy bối cảnh thời La Mã, tranh mô tả anh em Horatii đang thề trung thành với cha mình trước khi xung trận. Sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đại nghĩa, hình ảnh ba anh em tượng trưng cho lòng quả cảm và tinh thần yêu nước – những lí tưởng cổ điển nhưng hợp với thời của David. Bức tranh được vẽ năm 1784, chỉ 5 năm trước khi nổ ra cuộc cách mạng dữ dội, lật đổ ngai vàng của vua Pháp.

 

 

Cảnh khủng khiếp của chiến tranh

 

Ngày 3 tháng 5 năm 1808 (hành quyết) (The Third of May 1808 (Executions), 1814-15) của Francisco Goya; sơn dầu trên toan, 267 x 345 cm. Goya đã dùng ánh sáng từ chiếc đèn lồng kế bên chân đám lính để dồn hết chú ý vào guowgn mặt khiếp sợ của các nạn nhân xấu số, những đường nét tàn bạo của cây súng trên tay toán lính và vũng máu rợn người dưới mặt đất.

 

Bức họa trên của họa sĩ Tây Ban Nha Francisco Goya, mô tả cảnh lính Pháp xả súng vào thường dân Tây Ban Nha tay không tấc sắt. Tranh được chính nhà vua Tây Ban Nha đặt vẽ, để tưởng niệm một vụ tàn sát có thật, xảy ra trong cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Pháp năm 1808-14. Tranh nhằm gây cho người xem cảm giác căm phẫn và lên án những vụ thảm sát. Nhưng bức họa không chỉ nhắc về một sự kiện mà còn đại diện cho cảnh khủng khiếp của mọi cuộc chiến. Nếu tác phẩm của David khiến tranh đấu và hi sinh mang vẻ cao quý, trượng nghĩa, thì Goya đã không nề hà mà lột tả sự thật tàn nhẫn của việc giết chóc.

 

Quyền lực và vinh quang

Jean-Auguste-Dominique Ingres là môn đệ của David. Cũng như thầy mình, ông là một nghệ sĩ  Tân cổ điển thành công. Mới ngoài đôi mươi, ông đã được coi là một trong những nghệ sĩ hàng đầu ở Pháp. Ông từng vài lần vẽ hoàng đế Pháp Napoleon đệ Nhất. Bức chân dung dưới đây nhằm ngợi ca vị vua mới đăng cơ và phô trương uy quyền của ngài.

Để khiến vua trông thật đường bệ, Ingres đã tập trung mô tả những biểu tượng của vương quyền hơn là đặc điểm của riêng Napoleon. VÌ thế, tấm áo choàng lớn làm từ nhung và da lông chồn, cùng với vương miện, dây chuyền và quyền trượng của Napoleon được vẽ tỉ mỉ từng chi tiết. Nhưng trông nhà vua như đeo mặt nạ, ta chẳng thể đoán được gì vè tính cách thực của ngài. 

 

Napoleon đệ Nhất trên ngai vàng (Napoleon I on his Imperial Throne, 1806) của Ingres; sơn dầu trên toan, 259 x 162 cm. Ngai vàng, vương miện, áo choàng và quyền trượng đều là biểu tượng quyền lực xưa nay. Ingres còn vẽ thêm hình đại bàng La Mã lên tấm thảm, khiến Napoleon toát lên vẻ hùng mạnh, snahs ngang các hoàng đế La Mã cổ đại.

 

Bức tranh có kích thước lớn 259 x 162 cm nhằm khiến người xem dâng tràn cảm giác kinh sợ Napoleon.

Trái ngược với kích thước của bức tranh Napoleon I có vóc dáng nhỏ bé, chiều cao chỉ 168 cm. Bởi thế, bức chân dung lớn hơn nhiều so với người thật của ngài.

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Nghệ thuật khác

Giả mạo

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá...

Tiếng tăm và tiền tài

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật...

Bảo quản tranh

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí...

Chất liệu của nghệ sĩ

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ...

Ta với ta

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện...

Chụp ảnh

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng...

Quan hệ kiểu mẫu

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng...

Những góc nhìn tôn giáo

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã...

Bên ngoài phòng trưng bày

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông...

Vật chất tối lạnh

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính...

Vượt ngoài khuôn khổ

Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và...

Những gương mặt nổi tiếng

Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi...

Vệt tóe lớn

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Nghệ thuật đại chúng

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ...

Ngoài phố

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của...

Định hình

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác...

New York, New York

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong...

Thời hậu chiến

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và...

Sức mạnh của sự thuyết phục

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết...

Xây dựng tương lai

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với...