Người Mỹ dạy con học vẽ Mỹ thuật như thế nào?

( 01-04-2017 - 05:22 PM ) - Lượt xem: 17056

 DO ART  Từ thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật và lịch sử đánh giá rằng kinh đô văn hóa nghệ thuật của thế giới dường như đã chuyển dịch từ Pháp trước đó về Mỹ, đất nước có nền kinh tế, xã hội phát triển lớn mạnh nhất về mọi mặt. Người Mỹ đang dạy nghệ thuật cho trẻ em như thế nào. Dưới đây là một số yêu cầu cần đạt được đặt ra trong giáo trình giáo dục bộ môn mỹ thuật cho trẻ hiện nay của một trường tiểu học thông thường tại Mỹ.

 

1. Các yếu tố trong Mỹ thuật

• Hiểu khái niệm “Ai tạo ra các tác phẩm, người đó được gọi là hoạ sĩ( nghệ sĩ).

• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử, phong cách của họa sỹ đó và những đóng góp cho xã hội của họ.

• Hiểu khái niệm “mỗi người đều có phong cách riêng. Phong cách thể hiện tư tưởng của cá nhân”.

• Áp dụng khái niệm “phong cách” bằng cách sáng tạo ra những sản phẩm của mình. Phát triển các sản phẩm dựa trên phương tiện, sự lựa chọn để diễn đạt ý tưởng cá nhân.

• Nhận ra hai phong cách khác nhau. So sánh, nhìn nhận sự tương phản của hai phong cách

• Hiểu khái niệm “đối tượng và chủ đề” trong sáng tạo các tác phẩm.

• Hiểu khái niệm “tưởng tượng” trong quá trình sáng tạo các tác phẩm.

• Nhận ra hình ảnh cuộc sống: phong cảnh, cuộc sống thường nhật, chân dung, nội dung câu chuyện trẻ từng nghe, …, trong tác phẩm mỹ thuật.

• Sử dụng các chủ đề, chủ điểm trong sáng tạo các sản phẩm.

• Hiểu rằng hình thức thể hiện (form) có nghĩa là những gì hoạ sĩ tạo ra bởi những công cụ và phương tiện mà họ chọn.

• Hiểu rằng trong mỹ thuật có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, trong đó bao gồm các thể hiện 2 chiều và 3 chiều. ( 2D, 3D)

• Trẻ tự áp dụng các hình thức thể hiện: 2 chiều, 3 chiều, trong sáng tạo các sản phẩm.

• Nhận thức được “tính tương quan” và “tính tương phản” (comparisons & contrast) cũng là những hình thức thể hiện khác nhau.

• Hiểu rằng người xem đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tác phẩm.

• Hiểu rằng khi xem tác phẩm, người ta sẽ luôn có những câu hỏi: ai ? ở đâu ? cái gì ? khi nào? tại sao ?

• Tìm hiểu, đặt câu hỏi, tìm câu trả lời về sự sáng tạo, về họa sỹ và các tác phẩm của họ.

• Áp dụng các kỹ năng tư duy và phân tích để bình tác phẩm hoặc giải thích về tác phẩm, sản phẩm của mình.

• Nhận ra những nơi có thể phù hợp cho việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

• Sử dụng đúng ngôn ngữ chuyên môn( thẩm mỹ) để mô tả tác phẩm của mình và của các hoạ sỹ.

 

2. Ngôn ngữ của Mỹ thuật

• Quan sát và nhận biết được các yếu tố trong mỹ thuật: đường nét, các hình khối, màu sắc, biểu tượng, không gian, cấu trúc và hình thức kỹ thuật thể hiện, chất liệu, … trong các sản phẩm mỹ thuật.

• Nhận diện các yếu tố mỹ thuật trên trong thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh.

• Bằng cảm quan, nhận thức, bằng sự tìm hiểu, trẻ nhận ra các yếu tố mỹ thuật được sử dụng trong các tác phẩm của hoạ sỹ.

• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật trong sáng tạo tác phẩm, bài của mình.

• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật để mô tả tác phẩm.

• Có thể nhận thức, quan sát, đánh giá sự chuyển động của đường nét, hoa văn, tính cân bằng, sự thống nhất, tương phản, điểm nhấn trong bài, tác phẩm của mình.

• Nhận thức được các cấu trúc, các nguyên lý của sự sắp xếp( hay còn gọi là bố cục hay thiết kế) có trong trong tự nhiên và thế giới xung quanh.

• Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và tù ngữ chính xác để miêu tả, chia sẻ ý tưởng và cảm quan về tác phẩm của riêng mình và tác phẩm của người khác, của thế giới xung quanh.

Các thầy cô tận tụy và truyền cảm hứng cũng như niềm yêu thích nghệ thuật tới trẻ

 

3. Lịch sử Mỹ thuật

• Có thể so sánh, bày tỏ quan điểm đối với tác phẩm được thực hiện bởi các học sinh khác nhau, độ tuổi khác nhau, các tác phẩm của các hoạ sỹ. Và trên một mức độ lớn hơn, hiểu được vai trò của mỹ thuật.

• Xây dựng sự hiểu biết về thời gian thông qua biểu đồ của các dự án mà trẻ làm trong năm thông qua: sổ lưu bài, nhật ký, lưu sản phẩm nhóm, danh mục, ảnh chụp từng thời kỳ.

• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng, một phong cách, một nền văn hóa từ thời kỳ trước.

• Tìm hiểu và nhận ra một số hình thức nghệ thuật trong lịch sử như: tranh vẽ, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật phong cảnh, trang phục và công nghệ.

• So sánh để nhận biết sự giống và khác nhau từ những tác phẩm của một nhóm tác giả trong cùng thời kỳ hoặc cùng phong cách.

• Đựơc học về các giai đoạn chính của lịch sử mỹ thuật và có thể giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật trong những giai đoạn đó.

• Có thể phân loại các bức tranh theo: chủ đề, nghệ sĩ, thời gian và phong cách.

• Nhận ra tầm ảnh hưởng của văn hoá tới nghệ thuật thông qua các dự án nghệ thuật trong trường, từ đó thấy sự khác nhau trong sản phẩm của mỗi lớp trong cùng một chủ điểm.

• Giới thiệu nội dung văn hóa Hoa Kỳ.

• Giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hóa, những luật lệ, đức tin, cảnh quan, trang phục và văn hoá dân gian trên những tác phẩm.

Kỹ năng sáng tạo, sử dụng vật liệu, nhận biết phong cách, tư tưởng, văn hóa và cả trình bày phân tích tác phẩm…

 

4. Sản phẩm

• Sử dụng các công cụ như sáp màu, màu dạ, sơn dầu, phấn, mầu nước, sơn keo (tempera), sợi, đất sét và các nguyên liệu tự nhiên.

• Dùng đúng tên của các công cụ, dụng cụ.

• Làm việc với nhiều nguyên vật liệu và quy trình khác nhau.

• Vẽ, làm sản phẩm: thông qua trí nhớ, quan sát và mẫu mô phỏng.

• Sử dụng trí tưởng tượng, ý tưởng trong sáng tạo sản phẩm.

• Làm từng bước với sự hướng dẫn có trình tự của giáo viên để tạo những dự án mang tính kế thừa.

• Tự do sử dụng vật liệu, chất liệu mà không cần chỉ dẫn, tạo cơ hội để hoàn toàn sáng tạo và biểu đạt được những lựa chọn mang màu sắc cá nhân.

• Sáng tạo sản phẩm từ những dự án định sẵn và từ những ý tưởng, cảm hứng bộc phát.

Danh sách yêu cầu dừng lại ở đó. Quá nhiều phải không. Với một chương trình giáo dục nghệ thuật với yêu cầu cụ thể như vậy, dễ hiểu vì sao một người vô gia cư trên đường phố Newyork cũng có thể chơi piano hay đến không ngờ, hay bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể nói và am hiểu về hội hoạ, về mỹ thuật, âm nhạc chẳng kém gì một chuyên gia nghệ thuật.

 

Vinh Hoa biên dịch

Theo daikynguyenvn.com

 

 

Nghệ thuật khác

DO ART Tuyển dụng Giáo viên Mỹ thuật

DO ART TUYỂN DỤNG: Giáo viên Mỹ thuật Thiếu nhi: 10 người. Giáo viên Mỹ thuật - Luyện thi vẽ: 10 người. Làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh...

Trung tâm Mỹ thuật DO ART và Trung tâm Anh ngữ RISE hợp tác triển khai chương trình giảng dạy mỹ thuật sáng tạo

DO ARTRISE đã chính thức ký kết hợp tác để triển khai chương trình giảng dạy mỹ thuật từ căn bản đến chuyên sâu cho các học sinh tại...

Hơn cả trình độ học vấn, “vũ khí duy nhất” quyết định tương lai của một đứa trẻ là gì?

Hơn cả trình độ học vấn, “vũ khí duy nhất” quyết định tương lai của một đứa trẻ là gì? Tại sao DO ART chú trọng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa...

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì? Tại sao nên trưng bày tác phẩm của trẻ?

Học vẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ. Đặc biệt, khi được nhìn ngắm tác phẩm của mình trong buổi trưng bày tranh, không niềm...

Trò chuyện cùng Trần Quế Anh – về con đường trở thành phiên bản tốt nhất chính mình

Có thể nói tranh Quế Anh mang một sắc thái, nội dung hầu như khác biệt với các thí sinh còn lại. Giải thì cũng đã trao nhưng còn một điều khiến Do Art đau đáu muốn làm...

Hành trình sáng tạo của các quán quân Cuộc Thi thi vẽ tranh Sea Adventure 2024

Mọi thứ cần biểu đạt các bé đã thể hiện trên tranh hết rồi. Tuy nhiên, Do Art nghĩ rằng câu chuyện đằng sau đó cũng khá là thú vị... Hành trình sáng tạo của các quán...

THÔNG BÁO: KỶ NIỆM 1 NĂM THÀNH LẬP DO ART PHƯỚC LONG

Chúng tôi vô cùng hân hoan thông báo Chương Trình Lễ Kỷ Niệm 1 Năm Thành Lập DO ART Phước Long, một sự kiện đặc biệt để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua với biết...

DO ART phát động Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” - Cuộc phiêu lưu trên biển

DO ART mở cổng đăng ký tham gia Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” – Chủ đề: Cuộc Phiêu Lưu Trên Biển...

"Theo Nhịp Chân Vui" - Cuốn Sách Minh Họa Trò Chơi Dân Gian của họa sĩ Ngọc Trinh Ra Mắt Tại Đường Sách Thủ Đức

“Theo nhịp chân vui” - cuốn sách minh họa tuyển tập những trò chơi dân gian Việt Nam của họa sĩ Ngọc Trinh - ra đời trong sự nỗ lực đó. Nhằm NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC...

Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Câu trả lời là ngành kiến ​​trúc và nội thất đang có sự bùng nổ. Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Có cần năng khiếu vẽ để trở thành một nhà thiết kế không?

Em là học sinh lớp 10 và đang có mục tiêu trở thành một kiến ​​trúc sư, nhưng gần đây em thấy lo lắng về con đường sự nghiệp của mình. Vì em thấy mình vẽ không đẹp. Rốt cuộc,...

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì?

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì? Tại sao nên trưng bày các tác phẩm của trẻ? Hãy cùng DO ART điểm qua một số lợi ích quan trọng của việc học vẽ và khám phá...

Jackson Pollock- Họa sĩ Mỹ đầu tiên theo trường phái trừu tượng

Michael Jackson Pollock được xem là họa sĩ lớn của trường phái nghệ thuật biểu hiện trừu tượng ở thế kỷ 20. Pollock đã theo đuổi con đường nghệ thuật bằng việc học tại Trường Nghệ thuật Thủ công...

Victor Brauner – Họa sĩ nổi bật của trào lưu siêu thực

Victor Brauner (sinh năm 1903 – mất năm 1966) là một nhà điêu khắc và họa sĩ của trào lưu siêu thực. Ông sinh ra ở Piatra Neamț, Romania, là con trai của một nhà sản xuất...

Jahar Dasgupta – Họa sĩ Ấn Độ nổi bật của thế kỷ 21

Jahar Dasgupta (sinh năm 1942) tại Jamshedpur, Ấn Độ. Ông là một họa sĩ đương đại và lỗi lạc đến từ Ấn Độ thế kỷ 21. Thời thơ ấu của ông ở Jamshedpur, ông thường vẽ voi, chó,...

Soren Emil Carlsen - Họa sĩ tài ba của nước Mỹ thế kỷ 20

Soren Emil Carlsen (1853 – 1932), sinh ra và lớn lên tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ông sau đó định cư tại Hoa Kỳ và là một họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng ở Mỹ. Ông...

Họa sĩ người Mỹ - Willard Leroy Metcalf

Năm 1893, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Màu nước Hoa Kỳ, New York. Tên tuổi của ông gắn liền với trường phái Ấn tượng Hoa Kỳ và ông cũng được nhớ đến với những tác phẩm...

Tom Roberts – Họa sĩ vẽ tranh phong cảnh và chân dung người Úc

Ông say mê với bất cứ thứ gì mới nhất trong nghệ thuật. Ông đã làm rất nhiều để quảng bá và kêu gọi các họa sĩ khác tìm hiểu cuộc sống dân tộc ở Úc. Tom Roberts...

August Macke – Họa sĩ nổi bật của trường phái biểu hiện tại Đức

August Macke (1887 - 1914) là một họa sĩ người Đức, là một trong những thành viên hàng đầu theo trường phái Biểu hiện của nhóm Der Blaue Reiter (The Blue Rider). Ông sống trong một...

Lối vẽ tranh chấm họa độc đáo của Trường phái Pointillism

Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối thì Pointillism (trường phái chấm họa) tìm cách thể hiện tất cả những...