Những gương mặt nổi tiếng

( 18-04-2018 - 03:15 AM ) - Lượt xem: 3428

 DO ART  Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi sao còn mật thiết hơn thế, khi một số ngôi sao nhạc pop, minh tinh điện ảnh đặt hàng hoặc sáng tác nghệ thuật; còn một số nghệ sĩ đã trở thành người nổi tiếng.

 

Nổi tiếng trong 15 phút

Andy Warhol mê mẩn sự nổi tiếng. Ông tổ chức những bữa tiệc toàn sao tại xưởng của mình và đảm bảo rằng hình ảnh cá nhân (hoàn chỉnh với bộ tóc giả màu trắng) được thật nhiều người biết đến. Hầu hết tác phẩm của Warhol đều liên quan đến danh tiếng. Ông thực hiện những bản in nhiều màu sắc hình ảnh của các ngôi sao điện ảnh như Marilyn Monroe và Liz Taylor. Bức Elvis I &II diễn tả hình ảnh ca sĩ Elvis Presley tạo dáng với khẩu súng trong phim Flaming Star, lặp lại 4 lần. Sự lặp lại máy móc làm cho nó trở nên phi cá tính, nhắc ta rằng đây là hình ảnh trên phim, chứ không phải chân dung một cá nhân. Và khi ta nhìn quét từ đầu này sang đầu kia tấm toan, hình ảnh nhòe đi và chuyển dần thành đen trắng. Phải chăng bức tranh nói về bản chất ngắn ngủi của danh vọng? Warhol từng tiên đoán tiếng tăm sẽ ngày càng trở nên phù phiếm, thoảng qua. Ông nói: “Tương lai, ai cũng sẽ nổi tiếng thế giới trong vòng 15 phút”.

 

Elvis I &II (1964) của Andy Warhol; sơn phoolime tổng hợp, sơn nhôm và mực in lụa trên toan, hai tấm, mỗi tấm 208x208cm – to hơn người thật. Để ý mỗi hình Elvis lại hơi khác nhau chút, cả về màu sắc và biểu cảm.

 

Nghệ thuật và thương mại

Dù Pop art lấy cảm hứng từ nghệ thuật thương mại, nhưng đây là mối quan hệ qua lại: rất nhiều nghệ sĩ đại chúng cũng làm việc trong ngành quảng cáo hoặc thiết kế. Ví dụ, nghệ thuật của Warhol hình thành từ trải nghiệm của ông trong việc vẽ quảng cáo và thiết kế cửa sổ (shop window). Khi ngành công nghiệp nhạc pop bùng nổ, một số nhạc sĩ bắt đầu thiết kế bìa đĩa. Và một trong những tác phẩm Pop art nổi bật nhất chính là bìa đĩa nhạc Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (1967) của The Beatles. Tác phẩm theo phong cách cắt dán độc đáo này là của nghệ sĩ người Anh Peter Blake. Nó khắc họa nhóm Beatles giữa một đám đông người mẫu và hình người bằng bìa cứng, kích thước như thật. Nhóm bốn người ăn mặc màu mè ở giữa là các thành viên The Beatles thật; họ xuất hiện lần nữa trong vai tượng sáp ở bên tay trái, diện đồ sẫm màu. Những nhân vật khác là các diễn viên, ca sĩ , nghệ sĩ, văn sĩ, lãnh tụ tôn giáo và ngôi sao thể thao nổi tiếng, hàm ý đại diện cho nhóm thính giả lí tưởng của ban nhạc. 

 

Bìa đĩa nhạc Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (1967) của Peter Blake; ảnh 31x31cm.

 

Nghệ thuật kiểu ngôi sao

Khi thế giới dường như càng lúc càng bị ám ảnh bởi danh vọng, nghệ thuật phản ánh điều ấy có lẽ là hợp tự nhiên. Ngày nay, nghệ thuật và minh tinh gần nhau hơn bao giờ hết. Những ngôi sao như ca sĩ Madonna cũng nổi tiếng là nhà sưu tầm nghệ thuật, trong khi những người khác, như cựu thành viên nhóm The Beatles Paul McCartney lại chuyển sang vẽ tranh. Thực ra, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trong đó có David Bowie và nhóm nhạc pop Blur đã khởi đầu sự nghiệp bằng nghệ thuật. Ý tưởng nghệ sĩ-ngôi sao được Warhol gieo mầm tiếp tục nảy nở với những nghệ sĩ nhưu Damien Hirst, gương mặt thường xuyên xuất hiện trên truyền thông. Các nghệ sĩ vẫn tiếp tục cộng tác với nhạc pop – gần đây Blake sáng tác đĩa bìa cho ca sĩ Robbie Williams. Giới nghệ sĩ cũng tiếp tục khám phá bản chất của danh vọng: Michael Jackson xuất hiện trong tranh của Gary Hume; còn Sam Taylor-Wood (xem bài Những góc nhìn tôn giáo) quay phim ngôi sao nhạc pop Kylie Minogue khỏa thân hát nhép opera để tạo nên tác phẩm Lệch pha (The Misfit).

 

Những gương mặt trong đám đông

Tác phẩm Afrodizzia (1996) của Chris Ofili; acrylic, sơn dầu, nhựa thông, cắt dán giấy, kim sa, đinh ghim bản đồ và phân voi trên toan, 244x183cm. Bức tranh này đặt trên cặp chân làm từ phân voi.

 

Một trong những nghệ sĩ tiêu biểu cho văn hóa đại chúng ngày nay là họa sĩ da màu người Anh Chris Ofili. Ông dùng tranh ảnh từ tạp chí, kết hợp với đinh ghim màu sắc sặc sỡ và những tảng phân voi để xù xì, thô nhám (một cách cố tính) nhằm tạo nên những tác phẩm như Afrodizzia. Bức tranh thể hiện hàng trăm khuôn mặt da màu, trong đó có cả nhạc sĩ nổi tiếng James Brown, Louis Amstrong và danh ca Michael Jackson, đặt trong một khối màu cuộn xoáy. Bức tranh bắt lấy năng lượng và chất sôi động trong âm nhạc của các nghệ sĩ này, đồng thời tôn vinh truyền thống âm nhạc da màu.

Ofili so sánh việc vẽ với viết một bài hát, ông nói: “Ta phải có nhịp điệu và dải nền tốt”. Ông vẽ tranh đa lớp, vạy mượn chi tiết từ những hình ảnh khác, giống phương pháp lấy mẫu âm nhạc (music sampling). Những kĩ thuật độc đáo ấy bắt nguồn từ ý thức của bản thân ông về di sản châu Phi. Những chấm sơn như hạt cườm chịu ảnh hưởng từ tranh vẽ hang động châu Phi. Ofili bắt đầu dùng phân voi sau khi mang một ít từ châu Phi về - còn hiện tại, nguồn cung cấp phân voi chủ yếu cho ông là Vườn thú London.

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Nghệ thuật khác

Giả mạo

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá...

Tiếng tăm và tiền tài

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật...

Bảo quản tranh

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí...

Chất liệu của nghệ sĩ

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ...

Ta với ta

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện...

Chụp ảnh

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng...

Quan hệ kiểu mẫu

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng...

Những góc nhìn tôn giáo

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã...

Bên ngoài phòng trưng bày

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông...

Vật chất tối lạnh

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính...

Vượt ngoài khuôn khổ

Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và...

Vệt tóe lớn

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Nghệ thuật đại chúng

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ...

Ngoài phố

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của...

Định hình

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác...

New York, New York

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong...

Thời hậu chiến

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và...

Sức mạnh của sự thuyết phục

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết...

Xây dựng tương lai

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với...

Trong mơ

Thời hậu chiến ở Paris, một nhóm họa sĩ và văn sĩ, đứng đầu là nhà thơ Andre Breton, bắt đầu tạo nên những tác phẩm lạ lùng như mơ. Họ muốn phản kháng thế giới duy lí thường nhật bằng...