Sắp xếp bố cục

( 13-03-2018 - 09:06 PM ) - Lượt xem: 7455

 DO ART  Thế kỉ 17,  như cầu về tranh tĩnh vật  vẽ hoa trái, thức ăn và những đồ vật khác tăng vọt, đặc biệt là ở nước Công hòa Hà Lan. Các họa sĩ Hà Lan thời đó nổi tiếng với những bức hình tĩnh vật tả thực đáng kinh ngạc về một số chủ đề nhất định. Dù tranh tĩnh vật đã phô diễn kĩ thuật siêu phàm của họa sĩ, nhiều người vẫn cho rằng chúng dường như chỉ sao chép hình dáng của mọi vật mà thôi, chẳng quan trọng bằng những dòng tranh khác. Nhưng kì thực, tranh tĩnh vật còn ẩn chứa nhiều điều hơn là chỉ thỏa mãn đôi mắt.

 

Sức mạnh của hoa

Đầu thế kỉ 17, hoa đã trở thành một chủ đề cực kì phổ biến khi vẽ tĩnh vật. Thời này, các học giả bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn về cây cỏ, điều đó được phản ánh bằng đủ loài thực vật xuất hiện trong tranh. Bình hoa trong tranh dưới đây có ít nhất 14 loại hoa khác nhau. Trong đó, hoa tulip vô cùng quý hiếm vào thời bấy giờ, tới mức có nhà sưu tầm sẵn sàng đánh đổi toàn bộ của cải dành dụm để đổi lấy một củ hoa.

 

Hoa trong bình đất nung (Flowers in a Teracotta Vase, 1736) của họa sĩ người Hà Lan Jan van Huysum; sơn dầu trên toan, 134 x 92 cm. Hãy nhìn vào đám côn trùng trên bình hoa! Chúng được tả thực, cứ như thể đang bò ra khỏi bề mặt tranh.

 

Bừng nở lộng lẫy

Mặc dù bức Hoa trong bình đất nung trông tả thực vô cùng, nhưng thực tế lại không giống như tranh. Nhưng bông hoa được vẽ lớn hơn ngoài đời, và ngay cả tác giả Jan van Huysum cũng chẳng bao giờ có cơ hội được chứng kiến các loại hoa cùng một lúc như vậy. Thông thường, họa sĩ sẽ vẽ từng loài hoa mỗi khi đến mùa hoa nở, rồi dần dần tạo thành một bó hoa rực rỡ trong tưởng tượng, từ các mùa khác nhau. Van Huysum đã dành một năm trời để hoàn thành bức tranh này, với những đóa hoa xuân, những bông hồng mùa hạ và trái cây của mùa thu.

 

 

Cảnh xa hoa

Bức Tĩnh vật với sừng đựng rượu đã phô ra các dấu hiệu của một bữa tiệc xa hoa. Trên bàn phủ tấm thảm phương Đông, bày những ly rượu thủy tinh, chiếc sừng đựng rượu tuyệt đẹp và nguyên một con tôm hùm đựng trên đĩa bạc, kế bên quả chanh dang gọt dở. Thoạt nhìn, bức họa có vẻ được sắp xếp ngẫu nhiên, nhưng thật ra, từng đồ vật đều được cân nhắc, chọn lựa để mang đến sự tương phản về màu sắc và chất liệu.

Giống tranh Hoa của van Huysum, bức họa này được vẽ nhằm phô trương những vật phẩm xa xỉ. Ngay cả chanh, thứ quả rất đỗi bình thường ngày nay, vào thời ấy cũng là một món đắt tiền, nhập khẩu từ Ý. Kiểu bố cục này đôi khi được gọi là tĩnh vật pronk (tiếng Hà Lan, có nghĩa là phô trương).

 

Tĩnh vật với sừng đựng rượu (Still Life with Drinking Horn, khoảng 1653) của Willem Kalf; sơn dầu trên toan, 86 x 102 cm. Hãy chú ý tới những hình người bằng bạc đang đỡ lấy chiếc sừng. Ở giữa là Thánh Sebastian, thánh bảo hộ cung thủ - chiếc sừng từng thuộc về một Hội Cung Thủ.

 

Chỉ là phù du

Một thể loại tranh tĩnh vật phổ biến khác được biết đến với tên gọi vanitas (tiếng Latinh, có nghĩa là phù hoa). Loại tranh này nhằm can ngăn người ta khỏi thói tự mãn, nhắc nhở rằng mọi vinh hoa chỉ là hư ảo và cuối cùng ai cũng đều phải chết. Như bức họa bên trái, chùm tia sáng chiếu rọi vào chiếc sọ là biểu tượng rõ ràng của cái chết. Xung quanh chiếc sọ là vỏ ốc quý cùng thanh gươm, tượng trưng cho của cải và quyền lực; sách đại diện cho tri thức; còn các nhạc cụ tượng trưng cho thú tiêu khiển. Nhưng rồi thời gian trôi, biểu thị bằng chiếc đồng hồ cùng ngọn lửa đèn dầu vừa tắt, bóng tối chết chóc sẽ bao trùm mọi thứ. 

 

Ẩn dụ về những phù hoa của đời sống loài người (An Allegory of The Vanities of Human Life, khoảng 1640) của danh họa người Hà Lan Harmen Steenwwyck; sơn dầu trên gỗ sồi, 39 x 51 cm. Loại tranh tĩnh vật mang ẩn ý này đặc biệt thịnh hành trong giới học giả, những người chắc hẳn có sở thích giải mã biểu tượng. 

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Nghệ thuật khác

Giả mạo

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá...

Tiếng tăm và tiền tài

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật...

Bảo quản tranh

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí...

Chất liệu của nghệ sĩ

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ...

Ta với ta

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện...

Chụp ảnh

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng...

Quan hệ kiểu mẫu

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng...

Những góc nhìn tôn giáo

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã...

Bên ngoài phòng trưng bày

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông...

Vật chất tối lạnh

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính...

Vượt ngoài khuôn khổ

Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và...

Những gương mặt nổi tiếng

Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi...

Vệt tóe lớn

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Nghệ thuật đại chúng

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ...

Ngoài phố

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của...

Định hình

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác...

New York, New York

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong...

Thời hậu chiến

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và...

Sức mạnh của sự thuyết phục

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết...

Xây dựng tương lai

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với...