Trung Quốc phá dỡ nhà cửa ở khu Học viện Phật giáo Tây Tạng

( 28-07-2016 - 05:07 PM ) - Lượt xem: 6290

Kế hoạch phá dỡ một số ngôi nhà trong khu vực của Học viện Phật giáo Larung Gar, điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, được cho là một phần chiến dịch giảm mật độ cư dân và phòng cháy.

Ngày 20/7, chính quyền Trung Quốc bắt đầu tiến hành dỡ bỏ một số công trình trong trung tâm nghiên cứu Phật giáo và khu nhà ở của Học viện Phật Giáo Larung Gar, nằm trong thung lũng Larung, Tây Tạng. Trên thực tế, kế hoạch phá dỡ là vào ngày 25/7 nhưng chính phủ Trung Quốc thực hiện sớm hơn 5 ngày.

Theo RFA, một nhà sư giấu tên cho biết: “Việc phá dỡ Học viện Phật giáo Tây Tạng Larung Gar được thực hiện vào 8h sáng, bắt đầu với những khu nhà mà chính quyền không cho phép lưu trú”.

Các ngôi nhà của khu vực Học viện Phật giáo chỉ còn là đống đổ nát. Ảnh: RFA

Lãnh đạo Học viện Larung Gar kêu gọi tăng ni không chống lại hành động của chính quyền. Vì thế công việc vẫn đang được tiến hành mà không có bất kỳ sự chống cự nào.

Ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại đây. Hiện nay học viện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, con số tạm trú có thể gần 40.000 người. Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch giảm quy mô dân số nơi này xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017 theo lệnh của chính quyền. Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ.

Một vạt đồi bắt đầu bị cần cẩu máy xúc phá huỷ và thay thế bằng những căn nhà bê tông xám ngắt. Ảnh: Hung Ngo

AP dẫn lời một viên chức địa phương không nêu tên cho biết chính quyền “không phá dỡ mà chỉ làm mới các ngôi nhà”. Các ngôi nhà gỗ nhỏ này là nơi cư ngụ của các tăng ni sinh, thường tới Học viện tu tập thời gian ngắn. 

Chính quyền Trung Quốc từng bày tỏ sự lo ngại đối với dân số ngày càng tăng nhanh của Học viện, khiến nảy sinh các vấn đề về an toàn và hỏa hoạn. Trên thực tế, lệnh dỡ bỏ đã nảy sinh từ năm 2001, khi chính quyền địa phương đuổi hàng nghìn tăng ni sinh và buộc hơn 1.000 ngôi nhà ở Larung Gar phải di dời. Tuy nhiên, trước sự phản đối dữ dội từ phía người dân, Học viện vẫn được giữ nguyên và phát triển đến ngày nay. 

“Tương lai đen tối đang treo trên đầu chúng tôi. Hiện tất cả tăng ni chỉ còn lại nỗi buồn và đau khổ”, một nhà sư chia sẻ. “Không biết bao nhiêu khu nhà đã bị dỡ xuống vì chúng tôi thậm chí còn không được phép tới gần”.

Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới. Học viện đã đóng cửa với du khách nước ngoài kể từ ngày 16/6.

Larung gar - trung tâm phật giáo của Tây Tạng. Ảnh: Hung Ngo

Cùng ngày hôm nay, Panchen Lama, người có vị trí thứ hai trong hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng, có một buổi thuyết giảng thu hút khoảng 50.000 người. Đây là sự kiện lần đầu tiên diễn ra trong 50 năm qua ở Trung Quốc, theo Xinhua.

Trước kia, Langrung Gar và Học viện Phật giáo là một địa điểm nhạy cảm và không cho phép du khách nước ngoài vào. Tuy nhiên, từ năm 2011, Sertar và Larung Gar mở cửa và chào đón tất cả du khách trên thế giới. Kể từ đó cho đến nay, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.

Thành phố gần nhất là Thành Đô, từ đây, khách có thể đi ô tô và mất khoảng 11-13 giờ để tới Larung. Tọa lạc ở độ cao 4.000 m nên nhiệt độ ở Larung Gar rất thấp. 

Lịch trình lý tưởng đó là từ Thành Đô, du khách bắt xe buýt tới Kangding (330 km, có nhiều chuyến xe trong ngày), nghỉ từ một đến hai đêm ở Kangding, sau đó bắt xe đi tới Garze (385 km, duy nhất một chuyến xe trong ngày) rồi đáp một chuyến xe buýt hoặc taxi khác tới Sertar và Larung Gar (khoảng 150 km)

Hình ảnh Langrung Gar trước khi bị phá dỡ khiến bao người phải tiếc nuối:

Toàn cảnh Larung Gar

 

Một nhà sư thinh lặng nhìn ngắm Larung từ đỉnh đồi

 

Mờ ảo như chốn bồng lai

 

Khi đêm xuống…

 

Khung cảnh thung lũng Larung nhìn từ xa

 

Một góc của Larung gar trước khi phá dỡ - Hàng trăm ngôi nhà có cùng kiểu kiến trúc. Ảnh: Hung Ngo

 

Màu sơn đỏ truyền thống trên vách một ngôi nhà

Theo Thu Hà/VNExpress

Ảnh: Hung Ngo

Nghệ thuật khác

DO ART Tuyển dụng Giáo viên Mỹ thuật

DO ART TUYỂN DỤNG: Giáo viên Mỹ thuật Thiếu nhi: 10 người. Giáo viên Mỹ thuật - Luyện thi vẽ: 10 người. Làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh...

DO ART phát động Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” - Cuộc phiêu lưu trên biển

DO ART mở cổng đăng ký tham gia Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” – Chủ đề: Cuộc Phiêu Lưu Trên Biển...

"Theo Nhịp Chân Vui" - Cuốn Sách Minh Họa Trò Chơi Dân Gian của họa sĩ Ngọc Trinh Ra Mắt Tại Đường Sách Thủ Đức

“Theo nhịp chân vui” - cuốn sách minh họa tuyển tập những trò chơi dân gian Việt Nam của họa sĩ Ngọc Trinh - ra đời trong sự nỗ lực đó. Nhằm NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC...

Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Câu trả lời là ngành kiến ​​trúc và nội thất đang có sự bùng nổ. Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Có cần năng khiếu vẽ để trở thành một nhà thiết kế không?

Em là học sinh lớp 10 và đang có mục tiêu trở thành một kiến ​​trúc sư, nhưng gần đây em thấy lo lắng về con đường sự nghiệp của mình. Vì em thấy mình vẽ không đẹp. Rốt cuộc,...

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì?

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì? Tại sao nên trưng bày các tác phẩm của trẻ? Hãy cùng DO ART điểm qua một số lợi ích quan trọng của việc học vẽ và khám phá...

Jackson Pollock- Họa sĩ Mỹ đầu tiên theo trường phái trừu tượng

Michael Jackson Pollock được xem là họa sĩ lớn của trường phái nghệ thuật biểu hiện trừu tượng ở thế kỷ 20. Pollock đã theo đuổi con đường nghệ thuật bằng việc học tại Trường Nghệ thuật Thủ công...

Victor Brauner – Họa sĩ nổi bật của trào lưu siêu thực

Victor Brauner (sinh năm 1903 – mất năm 1966) là một nhà điêu khắc và họa sĩ của trào lưu siêu thực. Ông sinh ra ở Piatra Neamț, Romania, là con trai của một nhà sản xuất...

Jahar Dasgupta – Họa sĩ Ấn Độ nổi bật của thế kỷ 21

Jahar Dasgupta (sinh năm 1942) tại Jamshedpur, Ấn Độ. Ông là một họa sĩ đương đại và lỗi lạc đến từ Ấn Độ thế kỷ 21. Thời thơ ấu của ông ở Jamshedpur, ông thường vẽ voi, chó,...

Soren Emil Carlsen - Họa sĩ tài ba của nước Mỹ thế kỷ 20

Soren Emil Carlsen (1853 – 1932), sinh ra và lớn lên tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ông sau đó định cư tại Hoa Kỳ và là một họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng ở Mỹ. Ông...

Họa sĩ người Mỹ - Willard Leroy Metcalf

Năm 1893, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Màu nước Hoa Kỳ, New York. Tên tuổi của ông gắn liền với trường phái Ấn tượng Hoa Kỳ và ông cũng được nhớ đến với những tác phẩm...

Tom Roberts – Họa sĩ vẽ tranh phong cảnh và chân dung người Úc

Ông say mê với bất cứ thứ gì mới nhất trong nghệ thuật. Ông đã làm rất nhiều để quảng bá và kêu gọi các họa sĩ khác tìm hiểu cuộc sống dân tộc ở Úc. Tom Roberts...

August Macke – Họa sĩ nổi bật của trường phái biểu hiện tại Đức

August Macke (1887 - 1914) là một họa sĩ người Đức, là một trong những thành viên hàng đầu theo trường phái Biểu hiện của nhóm Der Blaue Reiter (The Blue Rider). Ông sống trong một...

Lối vẽ tranh chấm họa độc đáo của Trường phái Pointillism

Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối thì Pointillism (trường phái chấm họa) tìm cách thể hiện tất cả những...

Nữ họa sĩ người Nga nổi tiếng với trường phái ấn tượng

Zinaida Yevgenyevna Serebriakova (1884 – 1967), là nữ họa sĩ người Nga. Bà sinh ra trên điền trang Neskuchnoye gần Kharkov (nay là Kharkiv, Ukraine) trong một gia đình nghệ thuật và tinh tế nhất...

Stuart Davis – Họa sĩ của chủ nghĩa nghệ thuật hiện đại

Stuart Davis (1892 - 1964), tại Philadelphia với Edward Wyatt Davis, biên tập viên nghệ thuật của The Philadelphia Press và Helen Stuart Davis, nhà điêu khắc. Ông là một họa sĩ người Mỹ theo chủ nghĩa...

Nữ họa sĩ người Anh chuyên vẽ thể loại tranh tĩnh vật và phong cảnh

Winifred Nicholson (1893 - 1981), là một nữ họa sĩ người Anh. Cô kết hôn với họa sĩ Ben Nicholson, và có ba chồng là họa sĩ William Nicholson. Cô lập gia đình và sinh được 3 người con và...

Họa sĩ người Anh - John Christopher Wood

John Christopher Wood (1901 - 1930), ông còn được gọi với cái tên là Kit Wood, là một họa sĩ người Anh sinh ra ở Knowsley, gần Liverpool...

Họa sĩ của trường phái hậu ấn tượng - Maurice Brazil Prendergast

Maurice Brazil Prendergast (1858 - 1924) là một người Mỹ, ông là một họa sĩ theo trường phái hậu ấn tượng với các thể loại tranh sơn dầu, màu nướcmonotype....

Stefan Luchian – Họa sĩ của dòng tranh phong cảnh, sinh hoạt

Stefan Luchian  (1868 - 1916) là một họa sĩ người Romania, nổi tiếng với dòng tranh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tả cảnh sinh hoạt của cuộc sống đời thường...