Vượt ngoài khuôn khổ

( 18-04-2018 - 04:32 AM ) - Lượt xem: 3965

 DO ART  Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và thay đổi cách con người suy tư về thế giới. Họ bắt đầu tạo nên một thể loại nghệ thuật khác, bằng cách ghi hình/ghi âm các ý tưởng, dàn dựng những màn trình diễn hoặc xây các công trình. Những tác phẩm này không có khung ngăn cách với khán giả, khiến a không thể chiêm ngưỡng theo cách thông thường.

 

Cái gì quan trọng

Thuật ngữ nghệ thuật Ý niệm bắt đầu được sử dụng từ thập niên 1960. Nó mô tả loại hình nghệ thuật mà khái niệm hoặc ý tưởng ẩn sau tác phẩm còn quan trọng hơn cả “tác phẩm” thực mà nghệ sĩ tạo ra. Thật ra, thường là không có tác phẩm hữu hình nào cả, ta chỉ có thể nhìn thấy các chú giải hoặc ảnh chụp, giải thích ý tưởng của nghệ sĩ. Ví dụ, bạn đếm xem có bao nhiêu chiếc ghế ở hình dưới đây?

 

Tác phẩm Một và ba chiếc ghế (One and Three Chairs, 1965) của Joseph Kosuth; ảnh chụp ghế, ghế gỗ và định nghĩa về “ghế” trong từ điển.

 

Chỉ có một cái ghế thật – nhưng còn một bức ảnh chụp ghế và nội dung mục từ “ghế” trong từ điển. Vì thế, như tên tác phẩm ám chỉ, đây vừa là một, nhưng cũng là ba chiếc ghế. Tác phẩm có chủ đích khảo sát bản chất của hiện thực và cách hiện thực được phản ahs qua hình ảnh hoặc ngôn từ.

 

Nghệ thuật trình diễn

 

Nghệ thuật Trình diễn (đôi khi còn gọi là Happenings, tức là nghệ thuật Ngẫu hứng) được sáng tạo để làm lu mờ ranh giới giữa nghệ thuật, sân khấu và đời thực. Trong một chuỗi trình diễn có tên là Phép đo người (Anthropometries), Yves Klein cho người mẫu khỏa thân bôi sơn khắp thân mình, rồi lăn trên giấy trước mắt khắn giả giữa nền nhạc sống. Những bức tranh hoàn tất được bo viền và đóng khung, nhưng quá trình tạo ra tác phẩm cũng được đánh giá quan trọng ngang với kết quả cuối cùng.

 

Cứ giải thích đi

Trong một tác phẩm trình diễn năm 1965 mang tên Làm sao giảng tranh cho một con thỏ chết (How to Explain Paintings to a Dead Hare), Joseph Beuys đã phủ mật ong và vàng lên đầu, buộc một thanh sắt vào chân, ôm theo một con thỏ chết, rồi đi quanh một phòng triển lãm ở Dusseldorf và giải thích về những bức họa được trưng bày. Mặc dù trông Beuys hẳn là rất kì quặc, ông không buồn quan tâm. Với ông, tác phẩm này xoáy vào “những nan đề của tư duy [và] nhận thức”. Để biểu đạt điều đó, ông phải bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Nhưng vì con thỏ không thể nghe hoặc hiểu, Beuys cũng thể hiện ta có thể thất bại trong việc truyền đạt ý tưởng cho nhau ra sao. 

 

 

Nghệ thuật sắp đặt

Sắp đặt là tên gọi chung những tác phẩm ba chiều chiếm trọn một căn phòng, một cánh đồng hoặc những địa điểm khác, và nó tạo nên một môi trường mới. Có lẽ ví dụ lớn nhất là Một khoảng dài ¼ dặm hoặc 2 fulông của Robert Rauschenberg.

Tác phẩm bao gồm hàng trăm chi tiết, từ những tấm biển chỉ đường, hàng chồng sách và hộp, tranh cắt dán và tranh in, thậm chí cả âm thanh như tiếng ồn giao thông hay trẻ con khóc. Mục tiêu là cố gắng thể hiện cấu trúc ẩn trong những bố cục có vẻ tình cờ - Rauschenberg gọi đó là “Trật tự Ngẫu nhiên”.

 

Tác phẩm sắp đặt Một khoảng dài ¼ dặm hoặc 2 fulông (1/4 Mile or 2 Fulong Pieve, 1981-1998) của Robert Rauschenberg, đa chất liệu, kích thước không cố định. Rauschenberg thực hiện liên tục từ năm 1981 đến 1998. Khi hoàn thành , tổng độ dài tác phẩm chỉ đạt 1/5 dặm. Diễn tiến của nó ghi lại cuộc đời và sự nghiệp của nghệ sĩ phát triển theo thời gian.

 

Trong xà lim

Điêu khắc gia người Mỹ gốc pháp Louise Bourgeois đã thực hiện một loạt sắp đặt mà bà gọi là “xà lim”. Như cái tên tiết lộ, chúng là những không gian hạn hẹp, khép kín, người xem phải ghé mắt nhìn sát vào cửa chớp hoặc cửa ra vào mở hé, tạo nên cảm giác ngột ngạt, bất an. Xà lim bên trái có một tấm gương cạo râu và đôi tay trên một khối đá, những ngón tay như đang vặn vẹo trong đau đớn. Theo Bourgeois, mỗi xà lim tượng trưng cho một nỗi đau khác nhau và “thể xác, cảm xúc, tâm lí, thần kinh và trí tuệ”. Một số xà lim của bà sử dụng kính vỡ và những máy móc công nghiệp đầy vẻ đe dọa để gợi lên nỗi thống khổ. Ở đây, đau đớn có lẽ nghĩa là thiếu riêng tư – gương và cửa lật để ngỏ, mời ta nhìn vào đôi tay từ mọi góc độ. Hình dạng của xà lim cũng đóng vai trò quan trọng. Các bức tường quây thành vòng tròn, không có điểm khởi đầu cũng như kết thúc – chỉ là một vòng tròn liên miên không dứt. 

 

Tác phẩm Xà lim (Tay và gương) (Cell (Hands and Mirror), 1995) của Louise Bourgeois; cẩm thạch, kim loaoij phủ sơn và gương, 160 x 122 x 114 cm.

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Nghệ thuật khác

Giả mạo

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá...

Tiếng tăm và tiền tài

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật...

Bảo quản tranh

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí...

Chất liệu của nghệ sĩ

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ...

Ta với ta

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện...

Chụp ảnh

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng...

Quan hệ kiểu mẫu

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng...

Những góc nhìn tôn giáo

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã...

Bên ngoài phòng trưng bày

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông...

Vật chất tối lạnh

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính...

Những gương mặt nổi tiếng

Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi...

Vệt tóe lớn

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Nghệ thuật đại chúng

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ...

Ngoài phố

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của...

Định hình

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác...

New York, New York

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong...

Thời hậu chiến

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và...

Sức mạnh của sự thuyết phục

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết...

Xây dựng tương lai

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với...

Trong mơ

Thời hậu chiến ở Paris, một nhóm họa sĩ và văn sĩ, đứng đầu là nhà thơ Andre Breton, bắt đầu tạo nên những tác phẩm lạ lùng như mơ. Họ muốn phản kháng thế giới duy lí thường nhật bằng...