Wabi Sabi - vẻ đẹp của triết lý vô thường

( 26-04-2016 - 09:32 PM ) - Lượt xem: 11429

Trong tác phẩm “Wabi sabi dành cho nghệ sĩ, nhà thiết kế, thi sĩ và triết gia”, Leonard Koren đã nói như vậy.

Đi tìm vẻ đẹp trong sự bất toàn

Wabi và Sabi là hai thuật ngữ có thể được sử dụng riêng biệt trong tiếng Nhật. Về mặt ngữ nghĩa rất khó để dịch đầy đủ và trọn vẹn, nhưng hiểu một cách đơn giản thì wabi chỉ sự đơn sơ bình dị, hài hòa với thiên nhiên. Bắt nguồn từ khái niệm về sự thiếu thốn, tách biệt khỏi những xa hoa vật chất như một cách sống đi tìm sự giàu có cho tâm hồn, wabi là cảm giác yên bình tĩnh lặng với những gì giản dị nhất. Sabi nếu dịch nôm na là sự bừng nở của thời gian. Xuất phát từ nghĩa gốc là rỉ sét, trải qua hàng thế kỷ kết tinh từ những nghiền ngẫm của người Nhật về chu trình phai tàn của vạn vật trong tự nhiên, ngày nay Sabi trở thành ám chỉ cho vẻ đẹp khuất lấp từ sức nặng của thời gian: đơn côi trong lớp bụi mờ nhưng ẩn sau đó là phẩm giá và khí chất thanh nhã.
Kết hợp lại với nhau, Wabi Sabi là đại diện cho mọi vẻ đẹp thuần khiết đúc rút từ ba sự thật hiển nhiên của tự nhiên: không gì vĩnh hằng, bất biến; không gì trọn vẹn và không có gì hoàn hảo (theo Richard Powell).
Trong văn hóa Nhật Bản, Wabi Sabi cũng quan trọng không kém gì phong thủy của người Trung Hoa. Không chỉ là linh hồn của nghệ thuật trà đạo Nhật, wabi – sabi còn là hệ quy chiếu thẩm mỹ cho mọi lĩnh vực khác từ kiến trúc, thơ (đại diện tiêu biểu là dòng thơ Haiku), hội họa, cho đến kịch. Nói theo cách của Leonard Koren thì “wabi sabi là đặc tính riêng biệt nổi bật nhất của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản, nó chiếm một vị trí thiêng liêng trong đền thờ của những giá trị thẩm mỹ hệt như vai trò của triết lý hoàn mỹ Hy Lạp đối với văn hóa phương Tây”.

Biểu hiện của thiết kế theo nguyên lý wabi sabi:


1. Chất liệu

Thay vì sử dụng các vật liệu nhân tạo, chất liệu chính cho thiết kế mang phong cách wabi sabi là chất liệu hữu cơ đến từ tự nhiên, gần như loại bỏ các công đoạn gia công làm sạch, đánh bóng. Các chất liệu phổ biến bao gồm: gỗ mộc, kim loại thô, thổ cẩm, đá, đất sét – những chất liệu chuyển tải trọn vẹn và ấn tượng nhất dấu ấn thoái hóa bởi thời gian.

2. Kiểu dáng

Thay vì cố ý thay đổi hoàn toàn hình dáng của chất liệu theo khuôn mẫu có sẵn để thuận tiện cho sinh hoạt, wabi sabi khuyến khích nhà thiết kế giữ nguyên, hoặc có chỉnh sửa thì cũng thay đổi hết sức tiết chế, tôn trọng dáng vẻ tự nhiên, thậm chí có thể là bất thường của những thiết kế từ tạo hóa. Kiểu dáng nguyên thủy tự nhiên của sản phẩm có thể chính là đặc tính nổi bật nhất, ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Trong quan điểm của wabi sabi, tác phẩm nghệ thuật trên hết chỉ có thể là chính nó chứ không phải để cố tình trở thành biểu tượng cho bất cứ cái gì khác.

3. Kết cấu

Đồng điệu với chất liệu thô sơ, kết cấu của các thiết kế phong cách wabi sabi thường được giữ nguyên bề mặt xù xì thô ráp; không can thiệp vào màu sắc, giữ đúng sắc độ không đồng đều và ngẫu hứng của tự nhiên cũng là một tiêu chuẩn rất riêng của wabi sabi.

4. Màu sắc

Giữ trọn những gì nhẹ nhàng và tự nhiên nhất, màu sắc không phải là yếu tố lên tiếng trong các thiết kế wabi sabi. Ánh sáng không được phản chiếu rực rỡ mà trái lại được khuếch tán hoặc chìm hẳn. Màu sắc chân thực từ thế giới tự nhiên có thể thiếu hẳn tính thống nhất và sự tương phản cần có để bổ trợ nhau tạo nên sự nổi bật, nhưng chính vì mất hẳn đi tính cầu kỳ mà màu sắc với độ sáng tự nhiên đem lại một cảm giác yên bình, thanh thản cho tâm trí.

5. Sự đơn giản

Sự đơn giản đến từ chất liệu hữu cơ tuyệt đối. Sự đơn giản từ cách thức sáng tạo không cầu kỳ, không kiểu cách. Đó là sự đơn giản độc đáo của wabi sabi không nhàm tẻ, đơn điệu mà hết sức tinh tế, bởi tận cùng đằng sau sự đơn giản ấy là vẻ đẹp của sự chân thật

6. Không gian

Nói đến không gian trong wabi sabi là nói đến tỷ lệ và góc nhìn. Không hề có một khoảng không vô nghĩa bất kể đó là khoảng trống bao quanh sự vật. Tỷ lệ trong không gian của vật thể là thước đo của không gian, nhưng chính khoảng trống lại truyển tải bản chất của vũ trụ. Đó là lý do những khoảng trống rộng và thoáng đóng một vai trò quan trọng trong kiến trúc của wabi sabi.

7. Sự cân bằng

Thiết kế wabi sabi phải tái hiện được sự cân bằng hữu cơ của thế giới tự nhiên. Không một công thức nào có thể ước đoán cho hệ thống của tự nhiên bởi vạn vật đều chỉ tìm thấy mình trong một môi trường nhất định: một cái cây sẽ sinh trưởng cao hay thấp, thân to hay nhỏ, nhiều hay ít lá đều phụ thuộc vào điều kiện của những cây xung quanh, đá, nước, đất,... Sự cân bằng, hài hòa với môi trường ấy là một nguyên lý thiết kế cho mọi nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo. Cũng giống như cái cây, các thiết kế là một thực thể riêng biệt. Dù vậy, mọi quy luật, công thức, hay chỉ dẫn được tạo ra bởi nhà thiết kế chỉ được xếp thứ hai sau đòi hỏi của sự phản ánh chính xác sự cân bằng tự nhiên của một vật với môi trường của nó.

8. Sự tiết chế

Sự tiết chế là một nguyên tắc đơn giản và cần thiết. Đôi khi nguyên tắc này được trình bày thông qua những gì bị bỏ mất khỏi tác phẩm hơn là những gì được đặt vào và thể hiện trong nó. Sự tiết chế đem lại một cảm giác chân thật về trải nghiệm của quy luật vô thường. Không gì là trường cửu, vĩnh viễn, bất biến.

Ngày nay, Wabi Sabi vẫn được nhiều nhà thiết kế Nhật Bản và thế giới ưa chuộng. Wabi sabi thường được kết hợp với các phong cách khác như Scandinavian (Bắc Âu), Rustic (Đồng quê), Zen (Thiền), Minimalism (Tối giản). Có thể nói, điều đáng quý nhất của triết lý Wabi Wabi là quan niệm: mọi vật đều ẩn chứa vẻ đẹp (Everything has beauty).

Nguồn: Wabi Sabi

 

Nghệ thuật khác

DO ART Tuyển dụng Giáo viên Mỹ thuật

DO ART TUYỂN DỤNG: Giáo viên Mỹ thuật Thiếu nhi: 10 người. Giáo viên Mỹ thuật - Luyện thi vẽ: 10 người. Làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh...

DO ART phát động Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” - Cuộc phiêu lưu trên biển

DO ART mở cổng đăng ký tham gia Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” – Chủ đề: Cuộc Phiêu Lưu Trên Biển...

"Theo Nhịp Chân Vui" - Cuốn Sách Minh Họa Trò Chơi Dân Gian của họa sĩ Ngọc Trinh Ra Mắt Tại Đường Sách Thủ Đức

“Theo nhịp chân vui” - cuốn sách minh họa tuyển tập những trò chơi dân gian Việt Nam của họa sĩ Ngọc Trinh - ra đời trong sự nỗ lực đó. Nhằm NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC...

Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Câu trả lời là ngành kiến ​​trúc và nội thất đang có sự bùng nổ. Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Có cần năng khiếu vẽ để trở thành một nhà thiết kế không?

Em là học sinh lớp 10 và đang có mục tiêu trở thành một kiến ​​trúc sư, nhưng gần đây em thấy lo lắng về con đường sự nghiệp của mình. Vì em thấy mình vẽ không đẹp. Rốt cuộc,...

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì?

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì? Tại sao nên trưng bày các tác phẩm của trẻ? Hãy cùng DO ART điểm qua một số lợi ích quan trọng của việc học vẽ và khám phá...

Jackson Pollock- Họa sĩ Mỹ đầu tiên theo trường phái trừu tượng

Michael Jackson Pollock được xem là họa sĩ lớn của trường phái nghệ thuật biểu hiện trừu tượng ở thế kỷ 20. Pollock đã theo đuổi con đường nghệ thuật bằng việc học tại Trường Nghệ thuật Thủ công...

Victor Brauner – Họa sĩ nổi bật của trào lưu siêu thực

Victor Brauner (sinh năm 1903 – mất năm 1966) là một nhà điêu khắc và họa sĩ của trào lưu siêu thực. Ông sinh ra ở Piatra Neamț, Romania, là con trai của một nhà sản xuất...

Jahar Dasgupta – Họa sĩ Ấn Độ nổi bật của thế kỷ 21

Jahar Dasgupta (sinh năm 1942) tại Jamshedpur, Ấn Độ. Ông là một họa sĩ đương đại và lỗi lạc đến từ Ấn Độ thế kỷ 21. Thời thơ ấu của ông ở Jamshedpur, ông thường vẽ voi, chó,...

Soren Emil Carlsen - Họa sĩ tài ba của nước Mỹ thế kỷ 20

Soren Emil Carlsen (1853 – 1932), sinh ra và lớn lên tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ông sau đó định cư tại Hoa Kỳ và là một họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng ở Mỹ. Ông...

Họa sĩ người Mỹ - Willard Leroy Metcalf

Năm 1893, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Màu nước Hoa Kỳ, New York. Tên tuổi của ông gắn liền với trường phái Ấn tượng Hoa Kỳ và ông cũng được nhớ đến với những tác phẩm...

Tom Roberts – Họa sĩ vẽ tranh phong cảnh và chân dung người Úc

Ông say mê với bất cứ thứ gì mới nhất trong nghệ thuật. Ông đã làm rất nhiều để quảng bá và kêu gọi các họa sĩ khác tìm hiểu cuộc sống dân tộc ở Úc. Tom Roberts...

August Macke – Họa sĩ nổi bật của trường phái biểu hiện tại Đức

August Macke (1887 - 1914) là một họa sĩ người Đức, là một trong những thành viên hàng đầu theo trường phái Biểu hiện của nhóm Der Blaue Reiter (The Blue Rider). Ông sống trong một...

Lối vẽ tranh chấm họa độc đáo của Trường phái Pointillism

Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối thì Pointillism (trường phái chấm họa) tìm cách thể hiện tất cả những...

Nữ họa sĩ người Nga nổi tiếng với trường phái ấn tượng

Zinaida Yevgenyevna Serebriakova (1884 – 1967), là nữ họa sĩ người Nga. Bà sinh ra trên điền trang Neskuchnoye gần Kharkov (nay là Kharkiv, Ukraine) trong một gia đình nghệ thuật và tinh tế nhất...

Stuart Davis – Họa sĩ của chủ nghĩa nghệ thuật hiện đại

Stuart Davis (1892 - 1964), tại Philadelphia với Edward Wyatt Davis, biên tập viên nghệ thuật của The Philadelphia Press và Helen Stuart Davis, nhà điêu khắc. Ông là một họa sĩ người Mỹ theo chủ nghĩa...

Nữ họa sĩ người Anh chuyên vẽ thể loại tranh tĩnh vật và phong cảnh

Winifred Nicholson (1893 - 1981), là một nữ họa sĩ người Anh. Cô kết hôn với họa sĩ Ben Nicholson, và có ba chồng là họa sĩ William Nicholson. Cô lập gia đình và sinh được 3 người con và...

Họa sĩ người Anh - John Christopher Wood

John Christopher Wood (1901 - 1930), ông còn được gọi với cái tên là Kit Wood, là một họa sĩ người Anh sinh ra ở Knowsley, gần Liverpool...

Họa sĩ của trường phái hậu ấn tượng - Maurice Brazil Prendergast

Maurice Brazil Prendergast (1858 - 1924) là một người Mỹ, ông là một họa sĩ theo trường phái hậu ấn tượng với các thể loại tranh sơn dầu, màu nướcmonotype....

Stefan Luchian – Họa sĩ của dòng tranh phong cảnh, sinh hoạt

Stefan Luchian  (1868 - 1916) là một họa sĩ người Romania, nổi tiếng với dòng tranh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tả cảnh sinh hoạt của cuộc sống đời thường...