Nguồn gốc của hoa mai
Theo ghi chép của Phí Cung Ấn trong cuốn sách "Trân hương bảo ngự" từ thời đại Minh có trích dẫn như sau: "Đắc Kỷ ái lãm hàn mai. Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi." Dịch ra, có ý nghĩa là "Trong thời tiết lạnh giá của Đắc Kỷ, người ta thích ngắm những bông hoa mai. Như một vị vua trụ tằng dưới tuyết cùng ngắm nhìn chúng." Nhờ vào vẻ đẹp của hoa mai, từ thời xa xưa người Trung Quốc đã có tình cảm yêu thích đặc biệt với loài hoa này. Hoa mai cùng với Tùng và Cúc không chỉ được xem là nhóm "Tuế hàn tam hữu" mà còn được coi là quốc hoa, được trọng vọng và kính trọng.
Bên cạnh đó, cây mai còn được biết đến dưới cái tên khác là cây hoàng mai, thuộc họ Mai (Ochnaceae). Cây mai rất được ưa chuộng trong ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam. Tại Việt Nam, cây mai phổ biến chủ yếu ở những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long cùng các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Cũng có một số ít cây mai sinh sống tại các vùng cao nguyên.
Mỗi khi năm mới đến, khắp các con phố và ngôi nhà ở Việt Nam đều được trang trí bằng những bông hoa mai vàng, mỗi cành mai được mọi người kỹ lưỡng lựa chọn để đưa về và dâng lên ông bà tổ tiên, chúc mừng một năm mới an khang, hạnh phúc. Cùng Do Art cách điệu hoạ tiết hoa mai theo hướng mới. Hy vọng các sĩ tử có thể tham khảo và tư duy dựa vào đó để tạo cho mình một bài trang trí đẹp, thú vị và hấp dẫn.
Các bạn cùng xem bài hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết hoa mai cùng DO ART nhé!
Bước 1: Chọn hình ảnh cần cách điệu với đường nét đặc trưng, đầy đủ các chi tiết rõ ràng và bộ phận của hoa mai để tiến hành cách điệu.
Bước 2: Tiến hành phân tích cấu tạo, các bộ phận và chi tiết, đặc điểm riêng nhận diện hình dáng của loài hoa này để vẽ phác thảo dáng tổng quát, chia mảng lớn, sáng tối và chính phụ cho hoạ tiết.
Bước 3: Cách điệu chi tiết các bộ phận chính và phụ, nhấn các bộ phận chính như nhuỵ hoa, cánh hoa thêm các hoạ tiết phụ để tăng tính sinh động cho đối tượng.
Bước 4: Sau khi tả cách điệu chi tiết, bạn tiến hành lên sắc độ đen trắng cho đối tượng cách điệu. Phần này không nên bỏ qua với các bạn vừa mới làm quen với cách điệu và chưa thạo về màu.
Bước 5: Nào! Chúng ta hãy tiến hành lên gam màu toàn bài. Lựa chọn gam màu tuỳ theo sở thích các bạn nhé! Nếu bạn mới tập vẽ Do Art khuyên các bạn nên làm tất cả các màu: gam nóng, gam lạnh, gam tương phản, gam trung tính.
Vẽ trang trí màu - Cách điệu, họa tiết hoa Mai gam màu nóng.
Vẽ trang trí màu - Cách điệu, họa tiết hoa Mai gam màu lạnh.
Vẽ trang trí màu - Cách điệu, họa tiết hoa Mai gam màu tương phản.
Vẽ trang trí màu - Cách điệu, họa tiết hoa Mai gam màu trung tính.
Hy vọng với những ý tưởng vẽ cách điệu hoạ tiết hoa Mai trên mà DO ART gợi ý cũng là một " gợi ý " để các thí sinh có thể tham khảo thêm cho bài vẽ của mình nhé! Chúc các bạn sẽ tạo ra được những bài vẽ trang trí đẹp và sáng tạo!
Xin cảm ơn!