slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Cách vẽ đầu Tượng triết gia người La Mã Lucius Annaeus Seneca (4 TCN-65)

( 01-08-2018 - 02:33 PM ) - Lượt xem: 10998

DoArt xin giới thiệu cách vẽ đầu Tượng triết gia người La Mã Lucius Annaeus Seneca (4 TCN-65) từ dựng hình đến hoàn thiện một bài vẽ.
 

B1: Dựng hình (form và bố cục) đầu Tượng La Mã

 
Quan sát vật mẫu, dùng những nét vẽ mảnh xác định hình dáng vật thể. Khi vẽ phác cần lưu ý nguyên tắc luật xa - gần (gần to, xa nhỏ) khi nhìn vật từ mặt phẳng đối diện. 
 
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-doart-1
 
Phác thảo cần chú ý vị trí bố cục, xác định vị trí của mẫu trên bức tranh, phác khung ngoài, quan hệ về không gian trước - sau, to - nhỏ.
 
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-doart-2
 
Phác thảo vật thể bằng những nét cơ bản khác nhau.
 
* Chú ý: Những nét miêu tả phần bóng của hình không nên vẽ quá  rõ.
 

B2: Lên sáng - tối tổng thể bài vẽ Tượng (60’)

 
Chú ý nguồn sáng (ranh giới sáng - tối trong hình của tượng) để diện tích và đặc điểm của hình vẽ trong tranh gần giống với mẫu. 
 
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-doart-3
 
Sau khi xác định hình dáng của vật thể, tiến hành đánh bóng khái quát phần tối và phần bóng của vật thể.
Quan sát cẩn thận sắc độ của từng góc hình, khi nắm rõ đặc điểm sắc độ của hình, ta bắt đầu đánh bóng cho hình. Không nên sợ không đẹp, như vậy mới có thể luyện tập tốt. 
Dùng những nét chì to, dài để đánh bóng khái quát. Không ngại việc đánh bóng chưa chuẩn hay chưa đẹp, do hình dáng vật thể đã được hình thành nên  mục đích lúc này là cần đẩy nhanh tốc độ hoàn thành tổng quan bức tranh.
Trong quá trình lên đậm và hoàn thiện hình vẽ, ta cần chú ý phân tách vùng bóng của vật thể, không nên vẽ quá đậm, tranh vẽ cần được thể hiện ra chất liệu.
Khi đánh bóng của những phần bóng mờ cần chú ý nhẹ tay, khi đánh bóng những phần bóng đậm cần chú ý dùng lực mạnh hơn, đánh chậm lại và nét đan hơi thưa ra (đổi chiều của nét để tránh bị lẫn nét quá nhiều dễ làm cho độ bám của giấy bị yếu đi).
 

B3: Đẩy sâu chi tiết Tượng (60’)

 
Dùng bút chì HB cho tới 2B để nhấn đậm những chi tiết phần tối (bút chì cần được chuốt nhọn, phần đánh bóng cần được sửa sang tỉ mỉ).
Phần đánh bóng cần cân nhắc kỹ và đan đi đan lại nhiều lần cho thật tự nhiên tránh để các mảng đánh bóng bị bết hoặc nhọ.
 
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-chi-tiet-mui-doart
 
Trong quá trình lên bóng cần chú ý tránh làm hỏng hình dáng cơ bản của vật thể, chú ý nét đan của vật thể.
Cần chú ý nhiều hơn về tương quan đậm - nhạt, sáng - tối nhiều hơn để đánh bóng tránh bị quá tay. Đó cũng là bước đệm để hoàn thiện bước cuối.
 
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-chi-tiet-mieng-rau-doart
 
Nếu phần tối của hình tương đối ít, chúng ta cần quan sát lại mẫu và chỉnh lại cho đủ diện tích của mảng tối có thể dùng bút tẩy, bởi bút tẩy không dể làm hỏng hình thể của hình vẽ. Còn phần sáng chúng ta có thể dùng gôm để chỉnh sửa sao cho bài có chiều sâu và trong trẻo.
 
 
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-chi-tiet-toc-doart
 

B4: Hoàn thiện bài vẽ (60’)

 
Dùng bút chì từ 2B đến 4B làm rõ phần sáng của bức tranh, bút chì chuốt nhọn, chỉnh chu hơn phần đánh bóng (chú ý: nét cần được đan theo hướng khối).
Dùng bút chì 4B để nhấn đậm, rõ lại đường nét và hoàn thành phần đánh bóng của vật thể.
Bút chì cần được chuốt nhọn, tỉ mỉ xử lý các chỗ nhấn kết hợp với các mảng đánh bóng.
Tiến hành sửa những tiểu tiết của phần tối. Bắt đầu từ bước này, cho dù bạn dùng bút chì cứng hay chì mền thì đều phải chuốt nhọn đầu bút, bút chì sử dụng phải dài.
 
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-chi-tiet-ngu-quan-tai-mat-mui-mieng-doart
cach-ve-tuong-nguoi-la-ma-doart-hoan-thien

"Bài vẽ hoàn thiện đầu Tượng triết gia người La Mã Lucius Annaeus Seneca (4 TCN-65)"

 
* Chú ý:
Hãy dành thời gian nhiều cho việc phân tích hơn là cầm bút vẽ, để tránh làm cho bức tranh bị cô lập cục bộ. Cố gắng phác họa các nhân tố chính và biểu hiện một cách đầy đủ và chú ý nắm vững cảm giác về chỉnh thể.
Điều chỉnh quan hệ chính - phụ của bức tranh. Chẳng hạn bộ phận nào cần phải tăng cường, bộ phận nào cần phải làm giảm yếu đi, để nâng cao cảm giác chỉnh thể của bức tranh.
Trong mỗi bước, cố gắng xong trước tiêu chí thời gian 1 tiếng  khoảng 5-10’. Mục đích này giúp học sinh khi vẽ bài có thể kiểm tra lại tổng quan và quy trình công việc mà mình đã làm đạt được hiệu quả như thế nào so với tương quan hình và đậm - nhạt trên mẫu vật.
 

DoArt chúc các bạn có một bài vẽ đầu Tượng tây thật tốt!

Ban biên tập DoArt

hoc-ve-luyen-thi-kien-truc-khoi-v-doart

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh năng khiếu năm 2023 - môn trang trí màu Trường Đại học Văn Lang ONLINE đợt 1...

DoArt xin giới thiệu với quý học viên đề thi vẽ Trang trí màu của Trường Đại học mỹ thuật năm 2022 và hướng dẫn giải đề thi vẽ năm nay. "Anh chị hãy vẽ và trang trí một chiếc lồng đèn theo hình bên dưới. Chủ đề họa tiết lấy cảm hứng từ mùa thu."

 

DO ART Dùng hình tượng nhà toán học để trang trí bìa sách với dòng chữ bắt buộc “Đố vui Toán học”...đề tài mới dành cho các bạn luyện thi Đại học khối V và H...

DO ART Xin giới thiệu đến các bạn một đề tài vẽ trang trí: Hãy sử dụng hình tượng con hổ để vẽ trang trí bao lì xì hình chữ nhật có kích thước 18x30cm. Bố cục và hòa sắc tự do...

Phối cảnh 3 điểm tụ ít khi được sử dụng, nhưng tôi sẽ đề cập đến hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ ở đây để giải thích phối cảnh được hoạt động như thế nào trong đời thực. Áp dụng vẽ tòa nhà cao tầng, hoặc vẽ phối cảnh tổng thể khu đô thị được nhìn từ trên cao...

Để hiểu sâu hơn về phối cảnh bạn cần học thêm 1 bài học khác. Trong bài học này, điểm tụ không nằm ở vị trí trung tâm của tầm nhìn mà có 2 điểm tụ nằm trên đường tầm mắt ở 2 bên sơ đồ, tạo thành hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ...

Khi vẽ một bức tranh dựa trên phối cảnh một điểm tụ, mọi thứ trong tranh sẽ phụ thuộc vào điểm trung tâm của tầm nhìn. Tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ được kết nối với điểm này (điểm tụ). Các mặt phẳng đối diện với người nhìn mang hình dáng thật của nó mà không bị bóp méo...

Phối cảnh là một kỹ thuật vẽ trong hội họa dùng để thể hiện các hình ảnh 3 chiều một cách gần đúng trên bề mặt 2 chiều (giấy, vải,…); khiến tranh vẽ trở nên trực quan hơn...

DoArt giới thiệu với các bạn một đề tài vẽ trang trí: "Trang trí màu Đầu hồi mái nhà". Ở đây, mái nhà hình tam giác và phần thân nhà là hình chữ nhật, sử dụng hình tượng con chim là họa tiết bắt buộc, kích thước như hình vẽ. Sau đây là các bước hướng dẫn để hoàn thành một bài trang trí...

Học vẽ Tĩnh vật chì là một loại hình nghệ thuật giúp chúng ta tăng khả năng quan sát và nhẫn nại. Tĩnh vật là những sự vật gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, cấu trúc không quá phức tạp, dễ thực hiện. Cách vẽ một bài Tĩnh vật chì...

Sau đây là một bài vẽ ví dụ cho việc sử dụng chất liệu chì màu để vẽ một đối tượng đơn giản thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bài hướng dẫn vẽ một nhánh trầu bà...

Trong hội họa có nhiều loại chất liệu vẽ khác nhau để diễn tả một bức tranh chân dung sinh động, cuốn hút, làm toát lên vẻ đẹp, tình cảm, tâm lý của con người. Vốn đặc tính của màu nước là sử dụng gốc nước nên tranh vẽ khô rất nhanh, thuận lợi cho việc vẽ chồng nhiều lớp màu...

Vào một ngày không có gì đặc biệt, bạn bỗng nhiên muốn vẽ thử kiểu gì đó khác lạ. Thật khác với những phong cách bạn đã từng thử qua. Ồ, vẽ tranh minh họa theo kiểu dễ thương trẻ con một chút thì sao nhỉ? Chắc sẽ đáng yêu và dễ thương lắm. Vậy phải bắt đầu từ đâu nhỉ? Để DoArt chia sẻ cho bạn cách để vẽ...

Trong bài hướng dẫn học vẽ tranh Manga này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn vẽ dưới dạng bản vẽ nét trắng đen. Chúng ta vẽ chì xong rồi đồ nét bằng bút đi nét. Vậy chúng ta cần chuẩn bị hai loại bút cơ bản nhất là bút Chì và bút Line...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ chân dung thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Chì màu trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp có thêm tư liệu để nghiên cứu và phát huy khả năng vẽ của mình...

Đối với các bạn chưa được hướng dẫn, việc bắt đầu vẽ một bức tranh sẽ có chút khó khăn khi chúng ta gặp phải câu hỏi: “Bắt đầu từ đâu?” Sau đây DoArt hướng dẫn các bạn vẽ một bức tranh bố cục - Đề tài: "Vui chơi lễ hội"...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Màu nước trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp...

DO ART xin giới thiệu bài vẽ Trang trí màu "Hình cái bát" phù hợp với các bạn đang học vẽ luyện thi Đại học vào các ngành Mỹ thuật. Với một đề thi vẽ: Trang trí cái bát ăn, màu sắc tự do, sử dụng họa tiết động vật, DO ART chọn hình ảnh con Tuần Lộc...

Học vẽ Màu nước cũng là một chất liệu khơi gợi cho ta thêm niềm yêu thích đối với hội họa. DoArt Vẽ Hoa Mùa Xuân với chất liệu Màu nước...

DO ART Giới thiệu đến các bạn tác phẩm vẽ Tranh phong cảnh từ chất liệu Acrylic trong khóa học “Trải nghiệm hội họa”. Những ưu thế của chất liệu Acrylic: Ngoài vẽ phong cảnh, ta còn dùng Acrylic vẽ được hầu hết các đề tài khác bởi (chân dung, tĩnh vật ...)

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo