slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Hướng Dẫn Vẽ Khối Ngũ Quan: Tai, Mắt, Mũi, Miệng

( 12-03-2016 - 02:32 PM ) - Lượt xem: 157423

 DO ART  Vẽ khối Ngũ Quan ( Tai - Mắt - Mũi - Miệng ) là giai đoạn rất quan trọng để chuyển tiếp lên bộ môn Đầu Tượng hoặc Chân Dung. Vì Ngũ Quan chiếm hầu hết các vị quan trọng trên bài vẽ Tượng hoặc Chân Dung, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bỏ qua phần này. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu trình tự các bước để có được 1 bài vẽ ngũ quan đẹp.

 

1. HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MIỆNG

Khối miệng là khối ngũ quan mà bắt đầu giai đoạn làm quen với chân dung, học viên bắt buộc phải trải qua. Với cấu trúc là tập hợp của rất nhiều khối cầu, khối miệng là ngũ quan ứng dụng gần nhất của bài tập khối cầu căn bản. Sau đây chúng tôi xin trình bày các bước vẽ khối miệng.

Hướng Dẫn Vẽ Khối Miệng

Bước 1:

- Quan sát chiều ngang tổng & chiều cao tổng của khối miệng (với chiều cao tổng tính từ đáy tượng cho tới đỉnh tượng; chiều ngang tổng tính từ cạnh rìa trái tượng cho cạnh rìa phải tượng), xem tỉ lệ nào nhỏ hơn, lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ khung hình sao cho khung hình nằm giữa tờ giấy.

- Dựa vào khung hình chuẩn đã đo, ta đi tìm các tỉ lệ tiếp theo, theo thứ tự:

1. Vị trí môi dưới;

2. Vị trí môi trên;

3. Tỉ lệ chiều ngang của miệng;

4. Vị trí đỉnh cằm;

5. Chiều ngang của nhân trung.

- Sau khi đã có được năm tỉ lệ trên (ưu tiên so sánh các tỉ lệ có kích thước gần tương đương với nhau để tránh trường hợp bị sai số quá lớn dẫn đến đo tỉ lệ chưa chính xác). Ta dựa vào chúng để đi tìm các tỉ lệ phụ còn lại, vd như tỉ lệ của hai môi, trên & dưới; tỉ lệ của mặt đỉnh tượng; tỉ lệ chiều ngang cằm; độ xệ của cơ vòng miệng.

- Dựa vào các tỉ lệ đã tìm, dùng chì nhạt B để nhấn nhá, cố định lại bài vẽ cho rõ ràng.

Bước 2:

- Lên sáng tối lớn trên khối miệng bằng chì nhạt, nheo mắt lại để nhìn sáng tối xem đậm nhạt như thế nào. Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).

- Ôn lại cấu trúc khối cầu để vẽ sao cho khối miệng tạo được độ cong ở đầu môi, thân môi trên & dưới; độ cong của cơ vòng miệng; độ cong của khối cằm.

- Lưu ý môi trên và cơ vòng miệng luôn là hai chỗ tối nhất trong khối ngũ quan miệng.

Bước 3:

- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

- Chú ý đi sâu vào chi tiết miệng nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu.

Bước 4:

- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.

- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

- Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

- Lưu ý luôn phải nhớ, môi trên & cơ vòng miệng luôn là hai chỗ tối nhất trong khối ngũ quan miệng, vì vậy phải luôn đảm bảo sắc độ luôn đạt được độ đậm chính xác.

 

2. HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MŨI

Khối mũi cùng với khối mắt & khối miệng là ba trong bốn khối ngũ quan hay nhìn vào đầu tiên trong phần chân dung. Đặc biệt khối mũi lại có kích thước hơi lớn so với hai ngũ quan còn lại, lại còn nằm giữa khuôn mặt, nên dễ tập trung điểm nhìn hơn hai ngũ quan kia. Để vẽ khối mũi cũng không đơn giản nếu không biết quy cấu trúc khối từ phức tạp về hình khối căn bản, sau đây chúng tôi xin trình bày các bước vẽ khối mũi.

Hướng dẫn vẽ khối Mũi

Bước 1:

- Quan sát chiều ngang tổng & chiều cao tổng của khối mũi (với chiều cao tổng tính từ đáy tượng cho đến đỉnh tượng; chiều ngang tổng tính từ cạnh ngoài cùng bên trái tượng đến cạnh ngoài cùng bên phải tượng), xem tỉ lệ nào nhỏ hơn, lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ khung hình sao cho khung hình nằm giữa tờ giấy.

- Dựa vào khung hình chuẩn đã đo, ta đi tìm các tỉ lệ tiếp theo, bao gồm:

1. Tỉ lệ đỉnh của cánh mũi.

2. Đáy mũi.

3. Chiều ngang tổng của cánh mũi.

4. Vị trí hốc mũi.

5. Vị trí đỉnh của sống mũi.

- Có được năm tỉ lệ cần thiết nhất, sau đó ta dựa vào năm tỉ lệ đấy để đi tìm các tỉ lệ còn lại.

Bước 2:

- Lên sáng tối lớn trên khối mũi bằng chì nhạt, nheo mắt lại để nhìn sáng tối xem đậm nhạt như thế nào. Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).

- Ôn lại cấu trúc khối cầu để vẽ sao cho đầu mũi & cánh mũi tạo được độ cong, tương tự, ôn lại cấu trúc khối lục giác để vẽ phần sống mũi & tháp mũi. Cố gắng xác định rõ ràng đỉnh khối nằm ở đâu, bóng đổ của khối mũi xuống phần vòm miệng như thế nào?

- Chú ý ở khối mũi có xuất hiện một chút khối gò má, cũng tương tự áp dụng cấu trúc khối cầu cho khối gò má luôn.

Bước 3:

- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện cũng như đỉnh khối sao cho đúng quy luật viễn cận.

- Chú ý đi sâu vào chi tiết khối mũi nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu & khối lục giác.

Bước 4:

- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.

- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

- Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

- Đi sâu vào đặc tả từng chi tiết trên ngũ quan mũi nhớ đừng quên phân tích từng lớp cơ thành từng khối căn bản để vẽ cho đúng cấu trúc & quy luật khối.

 

3. HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI MẮT

Mắt là một trong những ngũ quan được tập trung nhiều nhất trong phần chân dung, và là ngũ quan mang lại thần thái cho chân dung nhiều nhất. Để vẽ mắt hiệu quả cần nắm nguyên lý khối cầu và khối trụ cho thật tốt, đi sâu vào từng chi tiết trên ngũ quan mắt sẽ giúp ta vẽ nhanh hơn. Sau đây chúng tôi xin trình bày các bước vẽ khối ngũ quan mắt.

Hướng Dẫn Vẽ Khối Mắt

Bước 1:

- Quan sát chiều ngang tổng & chiều cao tổng của con mắt (với chiều cao tổng tính từ đáy bọng mắt dưới cho tới đỉnh của mí mắt trên; chiều ngang tổng tính từ tuyến lệ của mắt cho tới đuôi mắt), xem tỉ lệ nào nhỏ hơn, lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ khung hình sao cho khung hình nằm giữa tờ giấy.

- Dựa vào khung hình chuẩn đã đo, ta ước lượng để vẽ ra cấu trúc mắt gồm có nhiều phần, bao gồm mí trên & mí dưới; bọng mắt trên & bọng mắt dưới. Sau đó, sử dụng phương pháp gióng trục phác ra ba cạnh của mí mắt trên & và hai cạnh của mí mắt dưới tạo thành con mắt hoàn chỉnh.

- Khi đã có được cấu trúc mắt đầy đủ, từ đây ta đo tiếp các phần còn lại của khối ngũ quan mắt, vd như từ đuôi mắt ra đến rìa tượng bên phải là bao nhiêu? Từ tuyến lệ mắt ra đến sống mũi, rồi từ sống mũi ra đến rìa tượng trái là bao nhiêu? Từ đỉnh mí mắt trên lên đỉnh tượng, từ đáy bọng mắt dưới xuống đáy tượng là bao nhiêu?

- Dựa vào các tỉ lệ đã tìm, dùng chì nhạt B để nhấn nhá, cố định lại bài vẽ cho rõ ràng.

Bước 2:

- Lên sáng tối lớn trên con mắt bằng chì nhạt, nheo mắt lại để nhìn sáng tối xem đậm nhạt như thế nào. Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).

- Ôn lại cấu trúc khối cầu để vẽ sao cho con mắt tạo được độ cong, đỉnh khối nằm ở đâu, lưu ý mí mắt trên luôn đậm hơn mí mắt dưới.

Bước 3:

- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

- Chú ý đi sâu vào chi tiết mắt nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu.

Bước 4:

- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.

- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

- Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

- Đi sâu vào đặc tả từng chi tiết trên ngũ quan mắt nhớ đừng quên phân tích từng lớp cơ thành khối căn bản.

 

4. HƯỚNG DẪN VẼ KHỐI TAI

Khối tai tuy là ngũ quan nằm ở phần xa hơn so với các ngũ quan như mắt, mũi, miệng, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bỏ quên nó, vì vậy vẫn phải vẽ khối tai cho thật hoàn chỉnh. Sau đây chúng tôi xin trình bày các bước vẽ khối ngũ quan tai.

Hướng Dẫn Vẽ Khối Tai

Bước 1:

- Quan sát chiều ngang tổng & chiều cao tổng của khối tai (với chiều cao tổng tính từ đáy của dái tai cho tới đỉnh của vành tai ngoài; chiều ngang tổng tính từ cạnh ngoài cùng bên trái của vành tai ngoài cho tới cạnh ngoài cùng bên phải của vành tai ngoài), xem tỉ lệ nào nhỏ hơn, lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để phác ra khung hình chữ nhật. Canh tỉ lệ khung hình sao cho khung hình nằm giữa tờ giấy.

- Dựa vào khung hình chuẩn đã đo, ta sử dụng phương pháp gióng trục để phác ra độ dốc của từng vành tai một, bao gồm vành tai ngoài và vành tai trong.

- Độ dày của khối vành tai ngoài & trong được xác định bằng cách so sánh hay sử dụng phương pháp ước lượng để vẽ ra. Cả hai vành tai đều được nối vào nhau ở phần dái tai.

- Khi đã có được khối tai hoàn chỉnh, ta sử dụng phương pháp ước lượng để vẽ ra các phần còn lại, bao gồm khối hình chữ nhật xung quanh khối tai.

Bước 2:

- Lên sáng tối lớn trên khối tai bằng chì nhạt, nheo mắt lại để nhìn sáng tối xem đậm nhạt như thế nào. Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).

- Ôn lại cấu trúc khối cầu để vẽ sao cho dái tai & sụn tai tạo được độ cong, tương tự, ôn lại cấu trúc khối trụ để vẽ những phần vành tai. Cố gắng xác định rõ ràng đỉnh khối nằm ở đâu, bóng đổ của vành ngoài lên vành trong như thế nào?

Bước 3:

- Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

- Chú ý đi sâu vào chi tiết tai nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu & khối trụ.

Bước 4:

- Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.

- Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

- Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

- Đi sâu vào đặc tả từng chi tiết trên ngũ quan tai nhớ đừng quên phân tích từng lớp cơ thành khối căn bản.

 

Chúc các bạn vẽ đẹp!

Ban biên tập DoArt

hoc-ve-hinh-hoa-can-ban-doart

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART Giải đề thi vẽ Trang trí màu Trường ĐH Tôn Đức Thắng đợt 1 năm 2025. Chủ đề: Thí sinh hãy trang trí một cửa sổ hình bán nguyệt bán kính 15cm với chủ đề “Thành phố tương lai”...

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, đây là câu nói, câu hát đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta để nhấn mạnh vai trò quan trọng của trẻ em. Do Art mong rằng vấn đề này cần được quan tâm thông qua bài vẽ trang trí màu chủ đề “Quốc tế thiếu nhi”.

Để tri ân công sinh dưỡng của người mẹ, Do Art mượn hình ảnh người mẹ ôm ấp bảo vệ đứa con và sự ấm áp trong ánh nhìn triều mến là hình ảnh đẹp mà Do Art muốn đưa vào bài vẽ trang trí màu...

Ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 là ngày lễ lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Hãy cùng Do Art vẽ Trang trí màu - Mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4 nhé!

Hướng dẫn giải đề thi vẽ trang trí màuTrường đại học Văn Lang năm 2025 đợt 1. Đề thi: Anh/ Chị hãy vẽ bố cục trang trí màu hình được mô tả như hình bên theo chủ đề thiên nhiên tươi đẹp

Do Art đã lấy hình ảnh con Ong làm ý tưởng chính cho bài vẽ trang trí màu trường đại học Văn Lang năm 2025. Hơn nữa, Do Art còn thêm thắt vài chi tiết phụ như hoa, cành lá, mây,…

Na Tra là nhân vật cá tính, lém lỉnh và vô cùng thông minh, Do Art đã lựa chọn để cách điệu theo hướng mới. Hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết Na Tra...

Lấy ý tưởng từ thế giới đồ chơi thời thơ ấu, Trang trí một trang Poster quảng bá đồ chơi cho trẻ em. Đã được DO ART cách điệu để tạo ra một bài trang trí có hình ảnh đồ chơi vui nhộn, thú vị và mới lạ...

Phụ nữ ngày 8/3 đẹp nhất vẫn là khi mặc áo dài - quốc phục của Việt Nam. Vì thế, Do Art đã quyết định lấy hình ảnh này làm ý tưởng chính cho bài vẽ trang trí màu bố cục tự do, chủ đề về ngày Quốc Tế Phụ Nữ ngày 8/3...

Labubu với vẻ ngoài vô cùng bắt mắt, độc đáo và dễ thương, Do Art đã lựa chọn để vẽ cách điệu theo hướng mới. Các bạn cùng xem bài hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết Labubu cùng DO ART nhé!

Baby Three với vẻ ngoài vô cùng bắt mắt, độc đáo và dễ thương đã lựa chọn để vẽ cách điệu theo hướng mới.Các bạn cùng xem bài hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết Baby Three cùng DO ART nhé!

Mỗi khi năm mới đến, khắp các con phố và ngôi nhà ở Việt Nam đều được trang trí bằng những bông hoa mai vàng, mỗi cành mai được mọi người kỹ lưỡng lựa chọn... Xem bài hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết hoa mai cùng DO ART nhé!

Chợ Bến Thành là kiến trúc đặc trưng ở Sài Gòn, mang nhiều nét độc đáo. Vì vậy,  Do Art đã lựa chọn để cách điệu theo hướng mới. Các bạn cùng xem bài hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết chợ Bến Thành cùng DO ART nhé!

Hình ảnh áo dài phất phới trước gió là biểu tượng quen thuộc và gần gũi của người Việt Nam, chính vì vậy Do Art lấy biểu tượng này để cách điệu họa tiết theo hướng mới.Cùng xem bài hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết áo dài...

Để tạm biệt năm cũ và đón chào Tết Ất Tỵ 2025, Do Art lấy biểu tượng con Rắn để cách điệu họa tiết theo hướng mới. Các bạn cùng xem bài hướng dẫn vẽ cách điệu - họa tiết con rắn cùng DO ART nhé!

DO ART Hướng dẫn giải đề thi vẽ Trang trí màu trường Đại học mỹ thuật TPHCM năm 2024 – Đợt 2. Nội dung đề thi: Thí sinh hãy thể hiện hình ảnh thằng Bờm trong bài ca dao “Thằng Bờm” cách điệu hoạ tiết để trang trí cái quạt làm quà tặng cho khách du lịch.

DO ART Hướng dẫn giải đề thi vẽ Trang trí màu trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2024 (Đợt 3). Nội dung đề thi: Dùng hình và chữ để trang trí bìa tạp chí chủ đề lễ hội trái cây Nam Bộ. Bài thi phải có chữ “LỄ HỘI TRÁI CÂY NAM BỘ” - Màu sắc tự do.

DO ART Hướng dẫn giải đề thi vẽ Trang trí màu trường Đại học Nghệ thuật - ĐH Huế năm 2024. Nội dung: Cách điệu động vật, hoa lá để trang trí hình chữ nhật kích thước 18cm x 24cm. Màu sắc tự do...

Ông già Noel là biểu tượng quen thuộc và gần gũi khi giáng sinh về, Do Art lấy biểu tượng này để cách điệu họa tiết theo hướng mới. Hy vọng các sĩ tử có thể tham khảo và tư duy dựa vào đó để tạo cho mình một bài vẽ trang trí màu đẹp, thú vị và hấp dẫn...

Robot trong đa dạng sinh học: Giải pháp cho bảo tồn, phát triển bền vững và nghiên cứu sinh thái. DO ART hướng dẫn vẽ trang trí màu...

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo