slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Lý thuyết cơ bản về màu sắc trong hội họa

( 16-05-2018 - 01:46 PM ) - Lượt xem: 332551

 DO ART  Lý thuyết về màu sắc là kiến thức cơ bản đầu tiên bạn cần phải nắm trước khi bắt đầu học vẽ màu. Có nhiều kiến thức về màu sắc phụ thuộc vào lĩnh vực và cách ứng dụng chúng, trong phạm vi bài này chúng ta sẽ đề cập đến lý thuyết màu sắc trong hội họa.

 

Màu sắc là gì?

- Màu sắc là con đẻ của ánh sáng. Màu sắc là ánh sáng.
- Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác.
+ Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng.
+ Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa.
- Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng   kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím.
- Trong hội hoạ thì màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc -->  màu sắc tố

ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-1
+ Đen trắng: Màu vô sắc

ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-2

 

Ba yếu tố cơ bản của màu sắc

Sắc: ( Ton ).
Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen.

 

Quang độ: (Valuer).
Độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết giữa các độ đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia. Ví dụ: trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất do Sự đập mắt.

 

Cường độ: (Intensity).
Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận được độ tươi thắm) do Sự kích thích thị giác. Ví dụ: Vàng: Quang độ sáng hơn. Cam: Cường độ mạnh hơn do độ tươi thắm của nó.

ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-3

Màu càng pha trắng thì quang độ càng sáng nhưng cường độ càng yếu.

 

Vòng thuần sắc

  • Định nghĩa: Vòng tròn khép kín cho thấy tác dụng của các loại màu sắc.

  • Mục đích yêu cầu: Nắm được tính chất, chức năng, tác dụng của màu sắc để nhận diện với tên gọi cụ thể, ứng dụng nhuần nhuyễn, thích hợp.

ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-4

Một phần là khoa học, một phần là nghệ thuật. Vòng thuần sắc là công cụ giúp ta hiểu được màu nào đi với cái gì.

 

Bất cứ nơi nào có ánh sáng, nơi đó có màu sắc. Chúng ta thường nghĩ rằng, màu sắc đứng độc lập với nhau. Màu chúng ta thường nhìn thấy một mình luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những màu xung quanh. Nó giống như nốt nhạc, không có màu “xấu” hay màu ”tốt”. Đúng hơn là nó chính là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh.

Vòng thuần sắc bao gồm 3 màu chính,mỗi màu có 1 màu bậc nhất và 2 màu bậc 2. Ánh sáng trắng chứa tất cả màu chúng ta nhìn thấy được, tạo thành một quang phổ vô hạn mà luôn luôn xuất hiện trong chuỗi từ tím-tới-đỏ, bạn nhìn thấy được trong cầu vồng (bên phải, ở trên). Để làm cho nó thực tế hơn, vòng thuần sắc miêu tả tính vô hạn với 12 màu cơ bản xinh xinh giống như hộp bút chì màu đầu tiên của bạn.

 

Các loại màu

Màu bậc nhất : Còn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất. Từ đó có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng – không màu nào pha trộn ra nó).

ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-5
Gồm 3 màu: Vàng, đỏ, lam.

 

Màu bậc hai (màu bổ túc): Còn gọi là màu phụ, màu bậc hai
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-6
Gồm 3 màu: Tím, lục, cam
Tím: Lam + Đỏ
Lục: Lam + Vàng
Cam: Vàng + Đỏ

(Pha với phân lượng bằng nhau)

 

Màu bậc ba:
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-8
Gồm các màu:
Cam vàng, Cam đỏ, Tím lam, Tím đỏ, Lục lam, Lục vàng. Được pha với phân lượng bằng nhau từ màu bậc 1 với màu bậc 2 đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc.

Tương tự ta có Màu bậc 4,5,6,7 ….
Bằng cách pha với phân lượng bằng nhau giữa các màu đứng cạnh nhau trong vòng thuận sắc ta tiếp tục có các màu bậc cao hơn.

 

Màu tương phản: Màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại.
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-8
Có 3 cặp màu tương phản:
Vàng – Tím
Đỏ – Lục
Lam – Cam

 

Màu nóng, màu lạnh:
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-9
Màu nóng: Gây cảm giác ấm áp, gần, kích thích thị giác –> Màu ngả đỏ: Vàng, cam vàng, cam, cam đỏ, đỏ
Màu lạnh: Gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, xa –> Màu ngả xanh: Lục vàng, lục, lục lam, lam, tím lam, tím, tím đỏ

 

Màu trung tính:
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-10

Màu trung tính do sự kết hợp giữa trắng và đen tạo ra. Màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh: Màu xám
Có nhiều gốc xám:
  + Xám do đen pha trắng
  + Xám do pha 2 màu tương phản với nhau
  + Xám do pha 3 màu chính với nhau

 

Màu trung gian:
- Màu điều giải sự mâu thuẫn đối kháng về sắc độ, cường độ, quang độ, được pha từ hai màu đang có sự tương phản với nhau.
- Hai màu tương phản về nóng lạnh, tìm màu trung gian trên vòng thuần sắc.

 

Màu tương đồng
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-11
Màu tương đồng là những màu thoạt nhìn qua trông chúng có vẻ giống nhau, nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng thuần sắc. Một dãy màu nối tiếp nhau, liên kết nhau chặt chẽ, không phân biệt nóng lạnh (mở rộng cả khi pha với trắng hoặc đen).

 

Màu bổ túc xen kẻ:
-  Vàng  và  tím:  cặp  màu  tương phản  (Tím  đỏ,  tím  lam:  2 màu tương đồng với tím, là một cặp bổ sung xen kẽ của vàng).
-  Đỏ  và  Lục:  cặp  màu  tương phản. (Lục vàng, lục lam: 2 màu tương đồng với lục, là một cặp bổ sung xen kẽ của đỏ).
-  Lam  và  Cam:  cặp màu  tương phản.  (Cam  vàng,  Cam  đỏ:  2 màu tương đồng với cam, là một cặp bổ sung xen kẽ của lam).

Áp dụng để trang trí: Màu tương đồng nhau làm phông (fond) là chủ toàn bộ không gian, màu còn lại (cũng là màu gốc trong nhóm 3 màu bổ sung xen kẽ) làm màu nhấn, màu trọng điểm.

ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-12

  • Bổ túc trực tiếp: Các màu nằm đối diện nhau trong bản màu bổ sung trực tiếp cho nhau.

  • Bổ túc kép: Hai màu nằm hai bên bổ sung kép cho màu đối diện trên bản màu ( Tạo thành hình tam giác cân ).

  • Bổ túc bộ ba, bổ túc bộ bốn

 

Màu chủ đạo: 
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-13

- Màu chiếm diện tích trội nhất trong toàn bộ không gian, chi phối toàn bộ hoà sắc của không gian 
- Một không gian trang trí có màu chủ đạo như một bản nhạc có chủ âm. 
- Màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào đề tài, không gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, ý đồ, tình cảm.

Nói đến màu chủ đạo là nói đến màu nhấn để tạo sự cân đối, hài hoà, là màu tô điểm có tác dụng dẫn mắt, tạo chính phụ. Màu nhấn là màu tương phản với màu nền (màu chủ đạo) về tính chất nóng, lạnh, sắc độ, quang độ, cường độ. Sử dụng màu nhấn phải tế nhị không lộ liễu.

 

Màu sắc riêng: Quy luật hỗ trợ cộng hưởng của các màu sắc, ánh sáng, môi trường, không khí, vật thể. Sử dụng màu là để diễn tả sự cộng hưởng ấy (không sử dụng màu riêng của từng vật thể mà không hiểu quy luật cộng hưởng).

 

Màu độc sắc
ly-thuyet-mau-sac-trong-hoi-hoa-doart-14
Là tên gọi của loại không gian chỉ sử dụng một màu pha với trắng và đen tạo sự liên kết các sắc độ một cách tinh tế.

Tài liệu tổng hợp

 

hoc-ve-my-thuat-can-ban-doart

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh năng khiếu năm 2023 - môn trang trí màu Trường Đại học Văn Lang ONLINE đợt 1...

DoArt xin giới thiệu với quý học viên đề thi vẽ Trang trí màu của Trường Đại học mỹ thuật năm 2022 và hướng dẫn giải đề thi vẽ năm nay. "Anh chị hãy vẽ và trang trí một chiếc lồng đèn theo hình bên dưới. Chủ đề họa tiết lấy cảm hứng từ mùa thu."

 

DO ART Dùng hình tượng nhà toán học để trang trí bìa sách với dòng chữ bắt buộc “Đố vui Toán học”...đề tài mới dành cho các bạn luyện thi Đại học khối V và H...

DO ART Xin giới thiệu đến các bạn một đề tài vẽ trang trí: Hãy sử dụng hình tượng con hổ để vẽ trang trí bao lì xì hình chữ nhật có kích thước 18x30cm. Bố cục và hòa sắc tự do...

Phối cảnh 3 điểm tụ ít khi được sử dụng, nhưng tôi sẽ đề cập đến hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ ở đây để giải thích phối cảnh được hoạt động như thế nào trong đời thực. Áp dụng vẽ tòa nhà cao tầng, hoặc vẽ phối cảnh tổng thể khu đô thị được nhìn từ trên cao...

Để hiểu sâu hơn về phối cảnh bạn cần học thêm 1 bài học khác. Trong bài học này, điểm tụ không nằm ở vị trí trung tâm của tầm nhìn mà có 2 điểm tụ nằm trên đường tầm mắt ở 2 bên sơ đồ, tạo thành hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ...

Khi vẽ một bức tranh dựa trên phối cảnh một điểm tụ, mọi thứ trong tranh sẽ phụ thuộc vào điểm trung tâm của tầm nhìn. Tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ được kết nối với điểm này (điểm tụ). Các mặt phẳng đối diện với người nhìn mang hình dáng thật của nó mà không bị bóp méo...

Phối cảnh là một kỹ thuật vẽ trong hội họa dùng để thể hiện các hình ảnh 3 chiều một cách gần đúng trên bề mặt 2 chiều (giấy, vải,…); khiến tranh vẽ trở nên trực quan hơn...

DoArt giới thiệu với các bạn một đề tài vẽ trang trí: "Trang trí màu Đầu hồi mái nhà". Ở đây, mái nhà hình tam giác và phần thân nhà là hình chữ nhật, sử dụng hình tượng con chim là họa tiết bắt buộc, kích thước như hình vẽ. Sau đây là các bước hướng dẫn để hoàn thành một bài trang trí...

Học vẽ Tĩnh vật chì là một loại hình nghệ thuật giúp chúng ta tăng khả năng quan sát và nhẫn nại. Tĩnh vật là những sự vật gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, cấu trúc không quá phức tạp, dễ thực hiện. Cách vẽ một bài Tĩnh vật chì...

Sau đây là một bài vẽ ví dụ cho việc sử dụng chất liệu chì màu để vẽ một đối tượng đơn giản thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bài hướng dẫn vẽ một nhánh trầu bà...

Trong hội họa có nhiều loại chất liệu vẽ khác nhau để diễn tả một bức tranh chân dung sinh động, cuốn hút, làm toát lên vẻ đẹp, tình cảm, tâm lý của con người. Vốn đặc tính của màu nước là sử dụng gốc nước nên tranh vẽ khô rất nhanh, thuận lợi cho việc vẽ chồng nhiều lớp màu...

Vào một ngày không có gì đặc biệt, bạn bỗng nhiên muốn vẽ thử kiểu gì đó khác lạ. Thật khác với những phong cách bạn đã từng thử qua. Ồ, vẽ tranh minh họa theo kiểu dễ thương trẻ con một chút thì sao nhỉ? Chắc sẽ đáng yêu và dễ thương lắm. Vậy phải bắt đầu từ đâu nhỉ? Để DoArt chia sẻ cho bạn cách để vẽ...

Trong bài hướng dẫn học vẽ tranh Manga này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn vẽ dưới dạng bản vẽ nét trắng đen. Chúng ta vẽ chì xong rồi đồ nét bằng bút đi nét. Vậy chúng ta cần chuẩn bị hai loại bút cơ bản nhất là bút Chì và bút Line...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ chân dung thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Chì màu trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp có thêm tư liệu để nghiên cứu và phát huy khả năng vẽ của mình...

Đối với các bạn chưa được hướng dẫn, việc bắt đầu vẽ một bức tranh sẽ có chút khó khăn khi chúng ta gặp phải câu hỏi: “Bắt đầu từ đâu?” Sau đây DoArt hướng dẫn các bạn vẽ một bức tranh bố cục - Đề tài: "Vui chơi lễ hội"...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Màu nước trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp...

DO ART xin giới thiệu bài vẽ Trang trí màu "Hình cái bát" phù hợp với các bạn đang học vẽ luyện thi Đại học vào các ngành Mỹ thuật. Với một đề thi vẽ: Trang trí cái bát ăn, màu sắc tự do, sử dụng họa tiết động vật, DO ART chọn hình ảnh con Tuần Lộc...

Học vẽ Màu nước cũng là một chất liệu khơi gợi cho ta thêm niềm yêu thích đối với hội họa. DoArt Vẽ Hoa Mùa Xuân với chất liệu Màu nước...

DO ART Giới thiệu đến các bạn tác phẩm vẽ Tranh phong cảnh từ chất liệu Acrylic trong khóa học “Trải nghiệm hội họa”. Những ưu thế của chất liệu Acrylic: Ngoài vẽ phong cảnh, ta còn dùng Acrylic vẽ được hầu hết các đề tài khác bởi (chân dung, tĩnh vật ...)

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo