slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Dạy học vẽ Màu nước – Tĩnh vật chai thủy tinh

( 27-02-2019 - 01:47 AM ) - Lượt xem: 20488

 DO ART  Vẽ màu nước hiện nay đang trở thành một trào lưu và được đông đảo nhiều bạn trẻ quan tâm nhưng không phải ai cũng biết, màu nước vốn là một chất liệu khó sử dụng khi bạn vẽ lên giấy nếu không nắm vững các kỹ thuật vẽ căn bản. Từ cách chọn giấy vẽ, màu vẽ, cho tới kỹ thuật vẽ... Và cách dạy vẽ màu nước của giáo viên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong cách vẽ sau này của bạn.

 

Vậy kết quả của việc học vẽ màu nước là gì?

Là sự diễn đạt tự do suy nghĩ của bạn lên bề mặt giấy một cách thoải mái khi bạn làm chủ kỹ thuật vẽ màu nước và sự trầm trồ của người thân khi thấy bạn múa cọ trên tranh… Nhưng trước hết, để khởi đầu với việc làm quen với chất liệu này được dễ hơn, chúng ta nên trải nghiệm qua ít nhất một lần vẽ về đề tài Tĩnh vật. Vì thế, hôm nay mình sẽ chỉ cho các bạn cách vẽ màu nước tĩnh vật chai thủy tinh.

 

Vẽ màu nước trên giấy gì?

Bắt đầu bằng việc chọn giấy vẽ: Các bạn chọn cho mình giấy canson A3 loại 300 gsm. Nếu mua được giấy 350 gsm thì càng tốt và cũng đừng quên đọc thông số giấy để xem bề mặt giấy là loại gì?

* Lưu ý: Giấy canson A3 để học vẽ màu nước có rất nhiều loại bề mặt, các bạn mua cho mình loại giấy có bề mặt cold-press nha! Ở đây mình sử dụng giấy 300 gsm hiệu canson Montval.

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-giay-canson-doart

 

Giấy vẽ màu nước phải có độ nặng tối thiếu là 300gsm mới có thể áp dụng được hầu hết các kỹ thuật vẽ màu nước, cả vẽ khô lẫn vẽ ướt, nhưng nếu giấy mỏng quá thì chỉ có thể vẽ khô thôi vì giấy hút màu rất nhanh, khó mà làm cho loang màu được. Trong bài viết này mình không review chất lượng giấy, mình chỉ đưa ra gợi ý loại giấy vẽ màu nước phổ biến có chất lượng tạm ổn để các bạn dễ hình dung.

Sử dụng giấy loại nào? Bề mặt ra sao? Kích thước bao nhiêu? Giấy trắng hay hơi ngà?... đều hoàn toàn dựa vào mục đích vẽ của các bạn.

 

Sử dụng cọ nào để vẽ màu nước?

Cọ vẽ: Sử dụng cọ làm từ lông động vật (Cọ lông chồn, lông dê, lông sóc, lông thỏ…) phổ biến nhất vẫn là cọ lông chồn. Cọ lông động vật giữ nước tốt hơn cọ làm từ nylon (vốn không giữ được nước). Có một số hãng có chất lượng cọ khá tốt (Holbein, Phoenix, Pentel…), các bạn có thể chọn mua cho mình một bộ cọ ưng ý!

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-co-ve-long-chon-doart

 

Bạn nhớ cẩn thận một chút khi dùng cọ lông động vật để vẽ màu nước (cọ khá dễ bị rụng lông). Khi vẽ màu nước các bạn để ý kĩ nhé, vẽ xong không nên dùng tay bóp đầu cọ mà nên phơi ra gió cho cọ khô tự nhiên. Móc cọ lên giá đỡ thì lông cọ sẽ thẳng và sử dụng được lâu hơn.

 

Màu nào có thể dùng để vẽ màu nước?

Chuẩn bị xong giấy canson A3 và cọ vẽ màu nước, việc tiếp theo là mình chuẩn bị màu vẽ. Lời khuyên của mình dành cho các bạn mới học vẽ màu nước là các bạn chưa cần phải mua màu xịn lắm đâu! Chỉ cần dùng màu hạng phổ thông dành cho học sinh – sinh viên là OK rồi. Ở đây mình xài màu Leningrad, xuất xứ từ Nga, loại màu nước khá phổ biến ở Việt Nam, giá tầm 500.000 vnđ trở lại!

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-leningrat-doart

 

Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết "Những điều cần biết khi học vẽ màu nước"của DO ART nhé!

Ngoài ra các bạn cũng phải chuẩn bị trước một số kiến thức căn bản về màu sắc nữa, các bạn có thể ôn lại kiến thức cũ “Lý thuyết cơ bản về màu sắc trong hội họa”.

 

Thế là các bạn đã chuẩn bị xong dụng cụ. Ngoài ra, còn các dụng cụ vẽ khác, như: kẹp giấy, bảng vẽ, khay đựng màu, bút chì kim, tẩy… thì mình không cần phải hướng dẫn nữa nhé! Những dụng cụ này thì quá cơ bản rồi. Vậy, mình bắt đầu thực hiện bước đầu tiên thôi!

Chọn mẫu vẽ là bước đầu tiên. Tuy đơn giản nhưng quan trọng, các bạn mới học vẽ màu nước không nên chọn mẫu có hình dạng quá phức tạp, ở đây mình chọn chai bia Beck’s làm mẫu vẽ.

Chọn mẫu vẽ xong thì các bạn đặt mẫu vào vị trí thích hợp có ánh sáng rọi vào đầy đủ, yêu cầu nguồn sáng có hướng sáng cụ thể, người mới học thì nên tự tập cách đặt mẫu vẽ màu nước sao cho chỉn chu, sau này khi đã vẽ quen rồi các bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại rất - rất lớn. Ở dưới là hình chụp mẫu mình muốn ví dụ cho các bạn tham khảo!

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-chai-bia-beck-doart

 

Dựng hình thế nào để vẽ màu nước cho đúng và nhanh?

Tùy vào mục đích vẽ màu nước của bạn là gì? (Vẽ kí họa, vẽ minh họa hay vẽ nghiên cứu...). Tuy nhiên, để xây dựng nên một bức vẽ đẹp, chúng ta không thế bỏ qua bước dựng hình và diễn khối. Dựa trên hai kỹ năng:

1, Kiểm soát tỉ lệ chiều dọc – chiều ngang – độ nghiêng.

2,  Diễn khối dựa vào đường Contour.

Nói chung, hai kỹ năng cơ bản này các bạn cần phải nắm kỹ trước khi vẽ màu nước. Giả sử trong trường hợp mình chưa thành thạo, các bạn cũng có thể vẽ bất kỳ cái gì mà các bạn muốn nhưng sẽ dựa vào cảm giác nhiều hơn (cái này được gọi là kí họa). Dưới đây mình sẽ ví dụ cho các bạn hình dung cách dựng hình một bức vẽ màu nước là như thế nào nhé!

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-dung-hinh-chai-thuy-tinh-doart

Ở đây chúng ta phân tích cấu trúc của mẫu vẽ ra làm nhiều phần (Phần miệng chai – cổ chai – thân chai – đáy chai).

 

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-contour-chai-thuy-tinh-doart

Phân tích khối 3D của mẫu vẽ dựa vào các đường Contour chạy ngang - dọc khắp mẫu.

Để đạt hiệu quả cao hơn trong việc dựng hình, các bạn nên vẽ một cái hình nho nhỏ ngoài giấy nháp trước, sẽ tốt hơn nữa nếu bạn vẽ màu nước luôn cho nó, mục đích là để cho bộ não làm quen và tính toán trước: "Mình sẽ vẽ cái vật này như thế nào? Chọn gam màu nào? Vẽ màu nào trước? Màu nào sau?..."

Nên nhớ là mình vẽ ngoài nháp trước nha các bạn và giấy nháp cũng nên là loại giấy mà bạn dùng để vẽ màu nước, có thể cắt nhỏ ra từ loại giấy mà bạn đang dùng.

 

Khi dựng hình xong các bạn nên tẩy mờ nét dựng hình sao cho nét chì đủ thấy là được.

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-gom-mo-chai-thuy-tinh-doart

Xong xuôi hết tất cả, chúng ta bắt đầu vẽ màu nước thôi các bạn ơi!

 

Có phải vẽ màu nước theo thứ tự sẽ kiểm soát được bức vẽ tốt hơn?

Chính xác là như vậy đó các bạn. Như mình đã nói ở trên, tùy theo mục đích vẽ của các bạn là gì sẽ có những kiểu vẽ khác nhau, nhưng thường thì để giữ được sự trong trẻo của màu nước và vẽ cho ra “cảm giác” vẽ màu nước thì ta nên sử dụng nhiều nước một chút cho những lớp đầu.

 

Vậy rốt cuộc, các bước vẽ màu nước nó sẽ như thế nào?

Đầu tiên, ta sẽ lấy ra những màu mà chúng ta nhìn thấy được trên mẫu pha sẵn ra Palette. Chắc chắn lúc này sẽ có nhiều người tự hỏi: “Làm thế nào có thể nhìn ra được trên mẫu có màu gì mà lấy ra palette được chứ?”. Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhìn ra được nhé các bạn! Nếu như các bạn nắm trong tay một nguyên tắc cơ bản thế này: “Ngoài sáng dùng màu nóng, trong tối dùng màu lạnh”. Đặc biệt hơn, chỉ cần chịu khó nheo mắt lại nhìn mẫu là các bạn có thể thấy rõ màu sắc trên đó ngay. Phía dưới là một ví dụ cho các bạn những màu mà mình đọc được trên mẫu. Lưu ý là mình chỉ nêu ra các màu đó cho các bạn tham khảo thôi đấy nhé! Nếu các bạn nhìn ra màu khác thì các bạn cứ lấy ra để vẽ, việc còn lại là các bạn phải tự pha màu chứ mình không giúp các bạn được.

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-phan-tich-mau-sac-chai-thuy-tinh-doart

 

Tiếp theo, các bạn vẽ lót các màu mà các bạn nhìn thấy được ở những chỗ sáng nhất trên mẫu.

À, mình có thêm một nguyên tắc vẽ màu nước nữa để lưu ý cho các bạn. Đó là: "Chúng ta nên vẽ từ màu sáng nhất đến đậm dần. Và khi lót màu, các bạn nên quét nhẹ một lớp nước sạch, mỏng lên diện tích mà các bạn muốn vẽ trước khi đặt màu lót lên trên đó nhé! Kỹ thuật này có tên gọi là Wet-On-Wet, tiếng Việt gọi là vẽ Ướt-Trên-Ướt.". Xem bài viết "Kỹ thuật vẽ màu nước Ướt trên Ướt". 

Màu lót lúc này nên sử dụng là màu tươi, nên nhớ là màu tươi vừa đủ chứ đừng quá tươi hay quá nhạt nhé! Vì trên bề mặt mà chúng ta vẽ đã có sẵn một lớp nước rồi, khi chúng ta đặt màu tươi lên màu sẽ tự loang tạo hiệu ứng rất đẹp mắt như hình minh họa bên dưới đây!

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-lot-mau-chai-thuy-tinh-doart

Lót màu xong là chúng ta đã đi được hơn 60% rồi đó. Bước lót màu để vẽ màu nước rất quan trọng vì nó là tiền đề để chúng ta thêm thắt các lớp màu đậm sau này.

 

Tiếp tục nào, gần xong rồi các bạn ơi!!!

Có phải các bạn thấy trên cái chai có rất nhiều chữ và những vùng có nhãn hiệu không? Chúng ta phải lưu ý chừa ra nhé! Các phần đó chúng ta sẽ vẽ sau khi tăng đậm xong phần thủy tinh trong suốt của cái chai.

Phần thủy tinh này nếu được đặt dưới một nguồn sáng rõ ràng chúng ta sẽ nhìn thấy rõ những chỗ thủy tinh phản chiếu ánh sáng và những chỗ đậm - nhạt của chất liệu thủy tinh trong suốt.

Chất liệu thủy tinh vốn phản chiếu ánh sáng mạnh, đồng thời cũng gây khúc xạ ánh sáng ở những chỗ có đường cong, điển hình ở chỗ đường cong ở hai cạnh chạy dọc từ miệng chai đến xuống dưới đáy chai, cho nên ở vùng này thường hay xuất hiện độ đậm nhiều hơn những vùng khác.  Đối với các bạn mới tập vẽ màu nước sẽ hơi khó thấy một chút, nhưng nếu chúng ta chịu khó nheo mắt lại thì cũng sẽ ổn thôi.

 

Dưới đây là hình minh họa để cho các bạn dễ dàng hình dung.

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-tang-dam--mau-sac-chai-thuy-tinh-doart

 

Các bước sau khi tăng đậm phần thủy tinh cũng dễ (chủ yếu là vẽ màu nước chuyển độ để phần sáng và phần tối của thủy tinh có gắt thì cũng gắt vừa thôi, đừng gắt quá; tạo sắc nóng – lạnh trên bài vẽ) nên mình sẽ không đề cập đến vấn đề này nữa, các bạn cứ đúng "nguyên tắc vẽ" cộng với việc thực hành liên tục sẽ quen ngay.

Cụ thể phần nhãn hiệu cũng có những chỗ đậm - nhạt y như phần thủy tinh, khác ở chỗ: "Phần nhãn hiệu chính ngay thân chai, có những đường sọc chạy tập trung vào phần chữ" - Các bạn có thể tham khảo bài vẽ màu nước hoàn thiện ngay dưới đây!

day-hoc-ve-tinh-vat-mau-nuoc-hoan-thien-chai-thuy-tinh-doart

 

Mục đích của mình qua bài viết này là hướng dẫn các bạn vẽ nên mình chỉ vẽ kí họa chứ không vẽ kỹ. Mong các bạn thông cảm!

Nóng - Lạnh trong một bức vẽ màu nước được phân bố như thế nào?

Các bạn phải biết trước về nó thì mới vẽ màu nước được, bạn cứ áp dụng đúng nguyên tắc: “Ngoài sáng dùng màu nóng, trong tối dùng màu lạnh”.

* Lưu ý: Ánh sáng vào buổi nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn tới hòa sắc của bức vẽ.

Hãy thử màu bằng các bức vẽ nho nhỏ, sẽ rất hữu ích cho các bạn, biết đâu các bạn lại tìm ra được gam màu ưa thích của mình thì sao?

OK chưa nào các bạn? Như các bạn thấy đấy: Để hoàn thiện một bức vẽ màu nước không đơn giản chỉ là cầm cây bút cầm cây cọ lên và vẽ là xong phải không? Để vẽ nên một bức vẽ nhìn có-vẻ-ổn là cả

một quá trình kéo dài đó các bạn ơi!

 

Để được chia sẻ nhiều bí kíp và tuyệt kỹ màu nước hơn, các bạn hãy mau mau đăng ký khóa học: "HỌC VẼ MÀU NƯỚC" của DO ART. Và mình sẽ gặp lại các bạn trong những bài viết chia sẻ sau, hãy chuẩn bị đón đọc nhé!

DoArt chúc các bạn có bài vẽ Tĩnh vật Màu nước đẹp!

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh năng khiếu năm 2023 - môn trang trí màu Trường Đại học Văn Lang ONLINE đợt 1...

DoArt xin giới thiệu với quý học viên đề thi vẽ Trang trí màu của Trường Đại học mỹ thuật năm 2022 và hướng dẫn giải đề thi vẽ năm nay. "Anh chị hãy vẽ và trang trí một chiếc lồng đèn theo hình bên dưới. Chủ đề họa tiết lấy cảm hứng từ mùa thu."

 

DO ART Dùng hình tượng nhà toán học để trang trí bìa sách với dòng chữ bắt buộc “Đố vui Toán học”...đề tài mới dành cho các bạn luyện thi Đại học khối V và H...

DO ART Xin giới thiệu đến các bạn một đề tài vẽ trang trí: Hãy sử dụng hình tượng con hổ để vẽ trang trí bao lì xì hình chữ nhật có kích thước 18x30cm. Bố cục và hòa sắc tự do...

Phối cảnh 3 điểm tụ ít khi được sử dụng, nhưng tôi sẽ đề cập đến hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ ở đây để giải thích phối cảnh được hoạt động như thế nào trong đời thực. Áp dụng vẽ tòa nhà cao tầng, hoặc vẽ phối cảnh tổng thể khu đô thị được nhìn từ trên cao...

Để hiểu sâu hơn về phối cảnh bạn cần học thêm 1 bài học khác. Trong bài học này, điểm tụ không nằm ở vị trí trung tâm của tầm nhìn mà có 2 điểm tụ nằm trên đường tầm mắt ở 2 bên sơ đồ, tạo thành hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ...

Khi vẽ một bức tranh dựa trên phối cảnh một điểm tụ, mọi thứ trong tranh sẽ phụ thuộc vào điểm trung tâm của tầm nhìn. Tất cả các đường thẳng theo chiều sâu sẽ được kết nối với điểm này (điểm tụ). Các mặt phẳng đối diện với người nhìn mang hình dáng thật của nó mà không bị bóp méo...

Phối cảnh là một kỹ thuật vẽ trong hội họa dùng để thể hiện các hình ảnh 3 chiều một cách gần đúng trên bề mặt 2 chiều (giấy, vải,…); khiến tranh vẽ trở nên trực quan hơn...

DoArt giới thiệu với các bạn một đề tài vẽ trang trí: "Trang trí màu Đầu hồi mái nhà". Ở đây, mái nhà hình tam giác và phần thân nhà là hình chữ nhật, sử dụng hình tượng con chim là họa tiết bắt buộc, kích thước như hình vẽ. Sau đây là các bước hướng dẫn để hoàn thành một bài trang trí...

Học vẽ Tĩnh vật chì là một loại hình nghệ thuật giúp chúng ta tăng khả năng quan sát và nhẫn nại. Tĩnh vật là những sự vật gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, cấu trúc không quá phức tạp, dễ thực hiện. Cách vẽ một bài Tĩnh vật chì...

Sau đây là một bài vẽ ví dụ cho việc sử dụng chất liệu chì màu để vẽ một đối tượng đơn giản thường gặp trong đời sống hàng ngày. Bài hướng dẫn vẽ một nhánh trầu bà...

Trong hội họa có nhiều loại chất liệu vẽ khác nhau để diễn tả một bức tranh chân dung sinh động, cuốn hút, làm toát lên vẻ đẹp, tình cảm, tâm lý của con người. Vốn đặc tính của màu nước là sử dụng gốc nước nên tranh vẽ khô rất nhanh, thuận lợi cho việc vẽ chồng nhiều lớp màu...

Vào một ngày không có gì đặc biệt, bạn bỗng nhiên muốn vẽ thử kiểu gì đó khác lạ. Thật khác với những phong cách bạn đã từng thử qua. Ồ, vẽ tranh minh họa theo kiểu dễ thương trẻ con một chút thì sao nhỉ? Chắc sẽ đáng yêu và dễ thương lắm. Vậy phải bắt đầu từ đâu nhỉ? Để DoArt chia sẻ cho bạn cách để vẽ...

Trong bài hướng dẫn học vẽ tranh Manga này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn vẽ dưới dạng bản vẽ nét trắng đen. Chúng ta vẽ chì xong rồi đồ nét bằng bút đi nét. Vậy chúng ta cần chuẩn bị hai loại bút cơ bản nhất là bút Chì và bút Line...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ chân dung thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Chì màu trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp có thêm tư liệu để nghiên cứu và phát huy khả năng vẽ của mình...

Đối với các bạn chưa được hướng dẫn, việc bắt đầu vẽ một bức tranh sẽ có chút khó khăn khi chúng ta gặp phải câu hỏi: “Bắt đầu từ đâu?” Sau đây DoArt hướng dẫn các bạn vẽ một bức tranh bố cục - Đề tài: "Vui chơi lễ hội"...

Trong bài này, DoArt sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ thiếu nữ theo phong cách Manga bằng chất liệu Màu nước trình tự các bước cụ thể, mong rằng có thể giúp các bạn tự học vẽ, không có điều kiện đến trung tâm đăng ký khóa học trực tiếp...

DO ART xin giới thiệu bài vẽ Trang trí màu "Hình cái bát" phù hợp với các bạn đang học vẽ luyện thi Đại học vào các ngành Mỹ thuật. Với một đề thi vẽ: Trang trí cái bát ăn, màu sắc tự do, sử dụng họa tiết động vật, DO ART chọn hình ảnh con Tuần Lộc...

Học vẽ Màu nước cũng là một chất liệu khơi gợi cho ta thêm niềm yêu thích đối với hội họa. DoArt Vẽ Hoa Mùa Xuân với chất liệu Màu nước...

DO ART Giới thiệu đến các bạn tác phẩm vẽ Tranh phong cảnh từ chất liệu Acrylic trong khóa học “Trải nghiệm hội họa”. Những ưu thế của chất liệu Acrylic: Ngoài vẽ phong cảnh, ta còn dùng Acrylic vẽ được hầu hết các đề tài khác bởi (chân dung, tĩnh vật ...)

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo