slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Phác thảo hằng ngày giúp cải thiện tư duy thiết kế kiến trúc ra sao?

( 26-11-2018 - 08:59 PM ) - Lượt xem: 7409

 DO ART  Vẽ kí họa thường xuyên là phương pháp lý tưởng để sinh viên, kiến trúc sư cải thiện tư duy thiết kế của mình. 

 

Kiến trúc sư Frank Harmon có một nguyên tắc: Ông luyện vẽ tay 5 phút mỗi ngày. Những bức tốc kí này có thể lột tả ánh sáng chiếu trong chai, hay như Virginia Woolf từng nói về tầm quan trọng của luyện viết hàng ngày: “Để giăng lưới chụp lấy khoảnh khắc.” Để làm được điều này người vẽ cần nhanh tay, thế nên người xem có thể cảm nhận sự thoáng qua, mờ nhạt trong các đường nét “5 phút” mà Harmon cần nắm lấy.

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-1

Kí họa của Frank Harmon

Những sinh viên kiến trúc thường có tâm lý ngại tốc kí như vậy vì tính chất phác thảo đó. Họ thường cố vẽ những bức hình thật đẹp thay vì lột tả những đặc điểm chính trong khoảnh khắc. Bức vẽ như vậy cho thấy khả năng quan sát tỉ mỉ, xây dựng hình ảnh chính xác, khả năng điều khiển ngòi bút. Nhưng đó không phải trọng tâm trong hình vẽ của Harmon. Sự linh động của chúng tạo nên một giá trị và mục tiêu hoàn toàn khác. Để nắm bắt từng giây phút, thu gọn tầm nhìn khi nó hé mở trước mắt người xem. Bàn tay nhanh nhẹn của ông dồn nhiều năng lượng cho quá trình này, đó không phải việc ghi chép lại, mà là sự đón nhận hình ảnh thể hiện trực quan nhất qua những đường đưa bút và mực màu.

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-2

Harmon đã tổng hợp những bức vẽ trong cuốn sách mới, tựa đề Native Places, đây cũng là tên trang web nơi ông trưng lên các kí họa của mình cùng hình ảnh đối chiếu các địa danh ông đi qua trên khắp thế giới. Harmon đã vẽ từ lúc còn nhỏ và luôn mang theo cuốn sổ tay trong suốt tuổi trưởng thành của mình. Vẽ đã dẫn ông đến với kiến trúc. Ông nói rằng vẽ là “một cách để nhìn”, tin rằng bản thân đã học hỏi được nhiều về thế giới xong quanh qua việc quan sát, vẽ, xem cách mọi người tương tác với không gian hơn là ngồi trên ghế nhà trường.

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-3

Kí họa của Frank Harmon

Quan sát thế giới xung quanh mình, Harmon nhận ra ông sẽ nhớ một nơi tốt hơn nếu vẽ ra thay vì chỉ chụp ảnh. Ông khám phá ra kiến trúc của nơi đó bằng cách cảm nhận nó qua bàn tay và ngòi bút. Ông nói về việc vẽ một nhà thờ khiến mình “tái tạo lại quá trình thiết kế và xây dựng những vòm đá và trụ chống.”

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-4

Harmon không viết về những bức kí họa của mình, thường ông viết về những gì diễn ra trong đó và xung quanh cuộc sống cũng nhanh như cách ông đặt bút. Ông nói về thời tiết, ánh sáng, không khí, mùi hương, âm thanh của con người. Qua đó thể hiện sự thấu cảm sâu sắc với những người ở trong bối cảnh ông ghi lại qua nét vẽ, qua những câu chuyện mô tả mọi người gặp nhau tại một nơi, cùng chia sẻ khoảnh khắc. Những bức vẻ ghi lại tinh thần của từng không gian mà người kiến trúc sư ghé thăm. Kiến trúc là tiền đề cho ý nghĩa nhân bản tại những nơi này.

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-5

Kí họa là phương thức lý tưởng để tập trung vào cách con người được chi phối bởi kiến trúc. Tranh vẽ tốc kí lột tả những thiết kế, công trình bản địa mà kiến trúc sư Harmon đặc biệt quan tâm, bởi đó là loại kiến trúc thể hiện bản sắc của người làm ra chúng, cách họ nhìn nhận thế giới. Đây là nguồn nghiên cứu dồi dào cho bất kì kiến trúc sư nào vì nó cho thấy những người người không được đào tạo bài bản về kiến trúc xây dựng môi trường sống, giải quyết các vấn đề ra sao.

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-6

Kí họa của Pezo von Ellrichshausen

Kiến trúc bản xứ có lúc nhìn đơn giản nhưng thực chất không phải vậy. Harmon có khả năng lý giải điều này qua những bức vẽ và ghi chú của mình. Một trong những chủ đề ông thích là nông trại. Ông viết rằng công trình nông nghiệp phù hợp với những kiến trúc sư tinh mắt như thể “những viên đá thu thập bởi nhà địa chất, chúng kể câu chuyện về thời gian và nơi chốn.” Nông trại nằm trên khoảnh đất cao vì đó là nơi nước mưa trút đi, mặt đứng chính hướng về phía Nam để đón ánh mặt trời ấm áp, cửa sổ nằm ở hướng đối diện để thông khí. Hiên che phía Đông bởi vì mưa dông tới từ phía Tây. Gỗ xây nông trại lấy từ cây cối gần đó, để hong lá thuốc thì người nông dân đốt bào gỗ nơi làm những vấn cấu kiện. Không có gì bị lãng phí. Kinh nghiệm và kiến thức dẫn lối cho kiến trúc. Nông trại hài hòa với mảnh đất. Theo lời Harmon, vẻ đẹp của điều này “là kết quả của chính sự chân phương.”

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-7

Những món đồ giản dị nhất vẫn chiếm trung tâm trong những bức vẽ và chú giải của Harmon, như ghế, hộp thư, cửa, cửa sổ, sân hiên, bậc thang, cột, ban công. Chúng thể hiện tinh thần của không gian và những người sử dụng, đôi khi còn được lưu giữ đến cả thập kỉ. Tranh vẽ của Harmon là cách để thấy vai trò của con người trong mọi loại hình kiến trúc.

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-8

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-9

phac-thao-tu-duy-thiet-ke-kien-truc-doart-10

Trích đoạn từ bài viết “How the Quick Daily Drawing Puts Humanity Back into Architecture” của Common Edge 

 

hoc-ve-luyen-thi-kien-truc-khoi-v-doart

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART TUYỂN DỤNG: Giáo viên Mỹ thuật Thiếu nhi: 10 người. Giáo viên Mỹ thuật - Luyện thi vẽ: 10 người. Làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh...

“Theo nhịp chân vui” - cuốn sách minh họa tuyển tập những trò chơi dân gian Việt Nam của họa sĩ Ngọc Trinh - ra đời trong sự nỗ lực đó. Nhằm NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VUI CHƠI CHO TRẺ EM VIỆT NAM...

Câu trả lời là ngành kiến ​​trúc và nội thất đang có sự bùng nổ. Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Em là học sinh lớp 10 và đang có mục tiêu trở thành một kiến ​​trúc sư, nhưng gần đây em thấy lo lắng về con đường sự nghiệp của mình. Vì em thấy mình vẽ không đẹp. Rốt cuộc, có cần năng khiếu vẽ để trở thành một nhà thiết kế không?

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì? Tại sao nên trưng bày các tác phẩm của trẻ? Hãy cùng DO ART điểm qua một số lợi ích quan trọng của việc học vẽ và khám phá thêm những lợi ích tuyệt vời khi trưng bày tranh của trẻ...

Michael Jackson Pollock được xem là họa sĩ lớn của trường phái nghệ thuật biểu hiện trừu tượng ở thế kỷ 20. Pollock đã theo đuổi con đường nghệ thuật bằng việc học tại Trường Nghệ thuật Thủ công Los Angeles...

Victor Brauner (sinh năm 1903 – mất năm 1966) là một nhà điêu khắc và họa sĩ của trào lưu siêu thực. Ông sinh ra ở Piatra Neamț, Romania, là con trai của một nhà sản xuất gỗ Do Thái...

Jahar Dasgupta (sinh năm 1942) tại Jamshedpur, Ấn Độ. Ông là một họa sĩ đương đại và lỗi lạc đến từ Ấn Độ thế kỷ 21. Thời thơ ấu của ông ở Jamshedpur, ông thường vẽ voi, chó, cây trên sàn lúc nhỏ...

Soren Emil Carlsen (1853 – 1932), sinh ra và lớn lên tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ông sau đó định cư tại Hoa Kỳ và là một họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng ở Mỹ. Ông được nhiều người biết đến với những bức tranh tĩnh vật...

Năm 1893, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Màu nước Hoa Kỳ, New York. Tên tuổi của ông gắn liền với trường phái Ấn tượng Hoa Kỳ và ông cũng được nhớ đến với những tác phẩm về phong cảnh ở New England... Họa sĩ người Mỹ - Willard Leroy Metcalf

Ông say mê với bất cứ thứ gì mới nhất trong nghệ thuật. Ông đã làm rất nhiều để quảng bá và kêu gọi các họa sĩ khác tìm hiểu cuộc sống dân tộc ở Úc. Tom Roberts – Họa sĩ vẽ tranh phong cảnh và chân dung người Úc...

August Macke (1887 - 1914) là một họa sĩ người Đức, là một trong những thành viên hàng đầu theo trường phái Biểu hiện của nhóm Der Blaue Reiter (The Blue Rider). Ông sống trong một thời kỳ đổi mới đặc biệt đối với nghệ thuật Đức...

Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối thì Pointillism (trường phái chấm họa) tìm cách thể hiện tất cả những yếu tố trên bằng nguyên tố cơ bản nhất của hình học...

Zinaida Yevgenyevna Serebriakova (1884 – 1967), là nữ họa sĩ người Nga. Bà sinh ra trên điền trang Neskuchnoye gần Kharkov (nay là Kharkiv, Ukraine) trong một gia đình nghệ thuật và tinh tế nhất trong Đế chế Nga. Nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của cô đều là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc nổi tiếng...

Stuart Davis (1892 - 1964), tại Philadelphia với Edward Wyatt Davis, biên tập viên nghệ thuật của The Philadelphia Press và Helen Stuart Davis, nhà điêu khắc. Ông là một họa sĩ người Mỹ theo chủ nghĩa hiện đại ở thời kỳ đầu và cũng là nhạc sĩ, nổi tiếng với thể loại nhạc jazz...

Winifred Nicholson (1893 - 1981), là một nữ họa sĩ người Anh. Cô kết hôn với họa sĩ Ben Nicholson, và có ba chồng là họa sĩ William Nicholson. Cô lập gia đình và sinh được 3 người con và 2 trong số đó đã nối nghiệp của cô, sau này cũng trở thành họa sĩ...

John Christopher Wood (1901 - 1930), ông còn được gọi với cái tên là Kit Wood, là một họa sĩ người Anh sinh ra ở Knowsley, gần Liverpool...

Maurice Brazil Prendergast (1858 - 1924) là một người Mỹ, ông là một họa sĩ theo trường phái hậu ấn tượng với các thể loại tranh sơn dầu, màu nướcmonotype. Kể từ khi tham gia nhóm The Eight, ông đã tổ chức một số buổi triển lãm...

Stefan Luchian  (1868 - 1916) là một họa sĩ người Romania, nổi tiếng với dòng tranh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tả cảnh sinh hoạt của cuộc sống đời thường...

Cuno Amiet (1868 - 1961) là một họa sĩ vẽ tranh minh họa, nghệ sĩ đồ họa và nhà điêu khắc người Thụy Sĩ.  Ông là họa sĩ Thụy Sĩ đầu tiên ưu tiên việc thể hiện màu sắc trong bố cục, và cũng là người đi tiên phong trong nghệ thuật hiện đại ở Thụy Sĩ...

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo