slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Thơ ca và hội họa

( 25-04-2017 - 03:28 PM ) - Lượt xem: 14170

  DO ART  Người xưa có câu: "Tức cảnh sinh tình", cảnh ở đây là phong cảnh, cảnh quan còn tình ở đây là tâm tư, sự rung động trước cảnh đẹp. Như vậy thơ ca có thể “lưu” lại cảnh quan bằng từ ngữ, ngôn ngữ biểu đạt và hội họa cũng có chức năng tương tự khi tái hiện lại cảnh quan bằng nét vẽ. Tuy nhiên, 2 loại hình nghệ thuật này luôn thấp thoáng “dáng hình” của nhau và vì thế, trong thơ đôi khi có họa và trong họa lại có thơ. Và không phải tác phẩm hội họa hay thi ca nào cũng có thể đạt được cấp độ trở thành mối giao hòa giữa thơ và họa vì sự thăng hoa về cảm xúc của nghệ sĩ là khác nhau.

 

 Đơn cử có thể thấy bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận là sự kết hợp của cái nhìn đầy chất thi sĩ và giàu chất liệu hình khối về cảnh quan thiên nhiên và cảm xúc lòng người.

tho-ca-hoi-hoa-doartHình minh họa (nguồn: internet)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

   Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

   Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.

   Sâu dài, trời rộng bến cô liêu”.

Những từ ngữ được tác giả dùng như: lơ thơ, cồn nhỏ, nắng xuống, trời lên, sâu dài, trời rộng là sự tả thực bằng câu từ, bằng chữ nhưng đã tạo cho người đọc mường tượng ra bức tranh của buổi chiều tà đượm buồn và Huy Cận đã vô tình hay hữu ý đã tạo ra bức tranh bằng thơ với phối cảnh hoang vắng gợi vào lòng người nỗi buồn man mác.

Bức tranh về buổi chiều tà chưa dừng lại ở đó khi Huy Cận tiếp tục đưa thêm hình ảnh càng làm cho khung cảnh thêm mông lung, cô quạnh:

   “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

   Mênh mông không một chuyến đò ngang.

   Không cầu gợi chút niềm thân mật,

   Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Sắc màu mà tác giả đưa vào là màu xanh của “bờ xanh” và vàng của “bãi vàng” đã làm cho bài thơ thêm phần thi vị, sinh động và càng khiến tác phẩm như một bức tranh tả được cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, đất trời.

Có lẽ nếu Huy Cận là một họa sĩ thì đây sẽ là bức tranh thành công nhất khi vẽ về buổi chiều tà làm lòng người không khỏi xốn xao, ưu tư. Chấm phá vào khung cảnh ấy, tác giả còn sử dụng các hình ảnh đắt giá:

   “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

   Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

   Lòng quê dợn dợn vời con nước

   Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Ở đây hình ảnh cánh chim như nhỏ nhoi với đất trời hùng vĩ, khép lại bức tranh thiên nhiên bằng thơ tuy buồn nhưng tuyệt đẹp. Hay như trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có viết:

   “Cỏ non xanh rợn chân trời

   Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

tho-ca-hoi-hoa-doart-1Hình minh họa (Nguồn: internet)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai câu thơ tả bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh “cỏ non” xanh mướt tới tận “chân trời” và “hoa lê” đang bắt đầu chớm nở vài bông khi xuân sang. Sự hài hòa của màu xanh rợn của cỏ, màu trắng tinh khôi của hoa lê như quyện vào nhau tô điểm cho khung cảnh mang nhiều sự thi vị. Không gian rộng lớn của những bãi cỏ với một cành hoa xuân, từ cái bất tận đến cái cận kề. Và tất cả được sắp xếp trong ý thơ, câu thơ gợi lên bức tranh tràn đây sức sống, thanh khiết, dịu dàng của tiết trời mùa xuân.

 Như vậy, người sáng tác thơ đã vô tình se mối lương duyên giữa thơ ca và hội họa, để nó tự kết hợp với nhau tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị. Tác giả sáng tác thơ khi chuyển tải hình ảnh, tả cảnh thì phải yêu cái đẹp, yêu cái phong cảnh hữu tình thì mới gửi gắm hình ảnh vào trong tâm tư mà thốt thành thơ và là thành họa khi tác phẩm được vẽ bằng lời thơ.

Ban biên tập Do Art

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

DO ART TUYỂN DỤNG: Giáo viên Mỹ thuật Thiếu nhi: 10 người. Giáo viên Mỹ thuật - Luyện thi vẽ: 10 người. Làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh...

DO ARTRISE đã chính thức ký kết hợp tác để triển khai chương trình giảng dạy mỹ thuật từ căn bản đến chuyên sâu cho các học sinh tại RISE. Chương trình sẽ được áp dụng trên toàn bộ 4 cơ sở...

Hơn cả trình độ học vấn, “vũ khí duy nhất” quyết định tương lai của một đứa trẻ là gì? Tại sao DO ART chú trọng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa?

Học vẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ. Đặc biệt, khi được nhìn ngắm tác phẩm của mình trong buổi trưng bày tranh, không niềm vui nào có thể sánh được...

Có thể nói tranh Quế Anh mang một sắc thái, nội dung hầu như khác biệt với các thí sinh còn lại. Giải thì cũng đã trao nhưng còn một điều khiến Do Art đau đáu muốn làm sau đó - đó là thực hiện một phỏng vấn nho nhỏ về em Quế Anh , về con đường trở thành phiên bản tốt nhất chính mình... 

Mọi thứ cần biểu đạt các bé đã thể hiện trên tranh hết rồi. Tuy nhiên, Do Art nghĩ rằng câu chuyện đằng sau đó cũng khá là thú vị... Hành trình sáng tạo của các quán quân Cuộc Thi thi vẽ tranh Sea Adventure 2024...

Chúng tôi vô cùng hân hoan thông báo Chương Trình Lễ Kỷ Niệm 1 Năm Thành Lập DO ART Phước Long, một sự kiện đặc biệt để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua với biết bao kỷ niệm đáng nhớ...

DO ART mở cổng đăng ký tham gia Cuộc thi Vẽ “Sea Adventure” – Chủ đề: Cuộc Phiêu Lưu Trên Biển...

“Theo nhịp chân vui” - cuốn sách minh họa tuyển tập những trò chơi dân gian Việt Nam của họa sĩ Ngọc Trinh - ra đời trong sự nỗ lực đó. Nhằm NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VUI CHƠI CHO TRẺ EM VIỆT NAM...

Câu trả lời là ngành kiến ​​trúc và nội thất đang có sự bùng nổ. Cơ hội nào cho kiến trúc sư, nhà thiết kế trong tương lai?

Em là học sinh lớp 10 và đang có mục tiêu trở thành một kiến ​​trúc sư, nhưng gần đây em thấy lo lắng về con đường sự nghiệp của mình. Vì em thấy mình vẽ không đẹp. Rốt cuộc, có cần năng khiếu vẽ để trở thành một nhà thiết kế không?

Theo học tại lớp vẽ tranh cho trẻ em mang lại lợi ích gì? Tại sao nên trưng bày các tác phẩm của trẻ? Hãy cùng DO ART điểm qua một số lợi ích quan trọng của việc học vẽ và khám phá thêm những lợi ích tuyệt vời khi trưng bày tranh của trẻ...

Michael Jackson Pollock được xem là họa sĩ lớn của trường phái nghệ thuật biểu hiện trừu tượng ở thế kỷ 20. Pollock đã theo đuổi con đường nghệ thuật bằng việc học tại Trường Nghệ thuật Thủ công Los Angeles...

Victor Brauner (sinh năm 1903 – mất năm 1966) là một nhà điêu khắc và họa sĩ của trào lưu siêu thực. Ông sinh ra ở Piatra Neamț, Romania, là con trai của một nhà sản xuất gỗ Do Thái...

Jahar Dasgupta (sinh năm 1942) tại Jamshedpur, Ấn Độ. Ông là một họa sĩ đương đại và lỗi lạc đến từ Ấn Độ thế kỷ 21. Thời thơ ấu của ông ở Jamshedpur, ông thường vẽ voi, chó, cây trên sàn lúc nhỏ...

Soren Emil Carlsen (1853 – 1932), sinh ra và lớn lên tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ông sau đó định cư tại Hoa Kỳ và là một họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng ở Mỹ. Ông được nhiều người biết đến với những bức tranh tĩnh vật...

Năm 1893, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Màu nước Hoa Kỳ, New York. Tên tuổi của ông gắn liền với trường phái Ấn tượng Hoa Kỳ và ông cũng được nhớ đến với những tác phẩm về phong cảnh ở New England... Họa sĩ người Mỹ - Willard Leroy Metcalf

Ông say mê với bất cứ thứ gì mới nhất trong nghệ thuật. Ông đã làm rất nhiều để quảng bá và kêu gọi các họa sĩ khác tìm hiểu cuộc sống dân tộc ở Úc. Tom Roberts – Họa sĩ vẽ tranh phong cảnh và chân dung người Úc...

August Macke (1887 - 1914) là một họa sĩ người Đức, là một trong những thành viên hàng đầu theo trường phái Biểu hiện của nhóm Der Blaue Reiter (The Blue Rider). Ông sống trong một thời kỳ đổi mới đặc biệt đối với nghệ thuật Đức...

Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối thì Pointillism (trường phái chấm họa) tìm cách thể hiện tất cả những yếu tố trên bằng nguyên tố cơ bản nhất của hình học...

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo