slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Một thế giới điên loạn

( 03-04-2018 - 01:45 PM ) - Lượt xem: 3409

 DO ART  Trong Thế chiến 1, một số họa sĩ bắt đầu chủ định tạo nên những tác phẩm kì lạ và thường là gây sốc. Hãi hùng vì chiến tranh, họ muốn chối bỏ hoàn toàn những giá trị truyền thống, cả văn hóa và chính trị, những thứ đã cho phép chiến tranh xảy ra. Vì thế họ sử dụng các chất liệu và phương thức phi truyền thống, cả văn hóa và chính trị, những thứ đã cho phép chiến tranh xảy ra. Vì thế họ sử dụng các chất liệu và phương thức phi truyền thống để sáng tác, dựa nhiều vào ngẫu nhiên hơn là thủ pháp nghệ thuật. Họ gọi đường lối này là Dada – cái tên vô nghĩa một cách cố ý, chọn ra bằng cách nhặt bừa một từ trong từ điển.

 

Nghệ thuật làm sẵn

 

mot-the-gioi-dien-loan-doart-1

Vòi nước (Foutain, 1964, đây là bản sao của tác phẩm gốc sáng tác năm 1917 đã bị thất lạc), Marcel Duchamp; bô sứ, cao 60 cm. Cái tên R.Mutt là cách viết khác của Mott, một nhà sản xuất đồ vệ sinh người Pháp. Nhưng chữ kí là do Duchamp thêm vào.

 

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của trường phái DadaVòi nước của Marcel Duchamp – một cái bồn tiểu đặt nằm và ký tên “R.Mutt, 1917”. Duchamp có nhiều tác phẩm sử dụng những đồ vật công nghiệp như thế này, ông gọi là “nghệ phẩm làm sẵn” (readymade). Chọn cách trưng bày một sản phẩm công nghiệp như một tác phẩm nghệ thuật, Duchamp bác bỏ tư tưởng rằng nghệ thuật phải độc đáo và được sáng tạo nên bởi một nghệ sĩ tài hoa.

Với Duchamp, ý tưởng của nghệ sĩ quan trọng hơn bản thân tác phẩm. Theo lời ông: “Việc ngài Mutt có đích thân tạo ra cái vòi nước hay không không quan trọng. Ông ấy đã chọn nó… ông ấy tạo nên ý nghĩa mới cho đồ vật này”. Nhưng không phải ai cũng đồng tình. Khi Duchamp cố gắng triển lãm Vòi nước tại một sự kiện do Hiệp hội Nghệ sĩ Độc lập tổ chức, họ từ chối, và ông đã rút khỏi hội để phản đối.

 

Bày một màn diễn

Rất nhiều người tìm đến quốc gia trung lập Thụy Sĩ để tị nạn chiến tranh, đặc biệt là ở Zurich, thành phố lớn nhất nước này. Tại đây, năm 1916, Hugo Ball lập ra Cabaret Voltaire (Quán rượu Voltaire), và khai trương buổi diễn tối cùng tên. Nơi đây nhanh chóng trở thành điểm hẹn quan trọng của các nghệ sĩ Dada. Hugo Ball nói mục đích của buổi diễn là “nhắc nhở thế giới rằng có những con người với tư tưởng độc lập, vượt lên chiến tranh và chủ nghĩa dân tộc” – mặc dù ông chỉ hy vọng rằng nó sẽ giúp quán bán được nhiều bia và bánh kẹp hơn. Ball và bạn bè dàn dựng những màn trình diễn kì quái – một dạng nghệ thuật trình diễn – trong căn phòng bài trí tranh của Hans Arp, Picasso và nhiều người khác. Chính Ball cũng hóa trang và đọc “thơ âm thanh” gồm những từ vô nghĩa. Ông thấy cần phải dùng những từ tự chế vì ngôn ngữ thông thường đã trở nên lệch lạc và trống rỗng. 

 

mot-the-gioi-dien-loan-doart-2

 

Đống rác cũ

Họa sĩ Dada người Đức Kurt Schwitters thực hiện những tác phẩm cắt dán công phu từ rác và đồ phế thải hằng ngày. Từng lớp của tác phẩm là sự phản ánh đời sống của bản thân tác giả, gồm mọi thứ, từ tờ báo ông đã đọc cho đến vé của những chuyến đi hoặc triển lãm ông từng xem. Ví dụ dưới đây bao gồm một cái nút bần cũ, dăm mẩu gỗ, kim loại, giấy và vải, và một tấm hình in chùm quả anh đào, tất cả được sắp đặt cẩn thận thành một tập hợp trừu tượng của hình khối và màu sắc. 

 

mot-the-gioi-dien-loan-doart-3

Merz số 32ABức tranh quả anh đào (Merz Picture 32ACherry Picture, 1921) của Kurt Schwitters; cắt dán tổng hợp từ vải, gỗ, kim loại, giấy, nút bẩn, màu nước, sơn dầu và mực trên giấy bìa, 92 x 71 cm.

 

Schwitters tạo ra thuật ngữ Merz để gọi kĩ thuật cắt dán của mình. Cái tên bắt nguồn từ một trong những tác phẩm của ông, trong đó phần cuối của từ kommerz (tiếng Đức, nghĩa là thương mại) có thể thấy xuất hiện trên một mẩu báo. Đẩy kĩ thuật Merz lên đến cao trào, Schwitters phủ đầy các phòng bằng những hình cắt dán ba chiều khổng lồ, nhằm tạo nên một môi trường trọn vẹn. Schwitters gọi những công trình này là Merzbau, nghĩa là nhà Merz. Mỗi khi ông tập trung sáng tác, bạn bè ông kể rằng họ sẽ bị mất những món đồ lặt vặt như chìa khóa hay bút chì, và sau đó sẽ thấy chúng được đính vào các tác phẩm mới của ông.

 

Bẫy tranh

Chủ nghĩa Dada ảnh hưởng cực lớn đến các nghệ sĩ khác trong thế kỉ tiếp sau đó, đặc biệt là một phong trào vào thập niên 1960 với tên gọi chủ nghĩa Tân Hiện Thực. Các nghệ sĩ Tân Hiện Thực nhanh chóng bắt tay vòa khám phá đời sống hiện đại và văn hóa tiêu dùng, thường là thông qua các tác phẩm bằng vật liệu phế thải, từ áp phích rách đến máy xay cà phê cũ. Bằng việc giới thiệu những thứ đó như nghệ thuật, các tác phẩm này đặt ra câu hỏi về cách thức sản xuất và tiêu thụ của xã hội hiện đại. Trong một vài ví dụ, được gọi là Bẫy tranh (tableux pieges), họa sĩ “bẫy” một tập hợp ngẫu nhiên các vật thể và treo chúng lên tường. Bản thân những tác phẩm này cũng “bẫy” người xem bằng cách trưng ra một kết quả bất ngờ: là những vật thể thât, ba chiều thay vì những bức tranh hai chiều mà ta tưởng sẽ thấy.

 

mot-the-gioi-dien-loan-doart-4

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá hàng đầu. Bức Chân dung...

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật – đặc biệt là nghệ thuật hiện đại – là một địa hạt...

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí phá hủy chúng. Vậy nên các bảo tàng và phòng tranh...

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ giới thiệu những chất liệu hội họa...

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện chụp sao cho sát thực...

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng tác và in tráng...

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng lờ. Trước đây, nghệ thuật đa phần là do nam giới sáng tạo...

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã là một trong những đối tượng chính của nghệ thuật...

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông đúc. Một số nghệ sĩ làm vậy vì muốn...

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính giữa, khiến các mảnh vụn...

Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và thay đổi cách con người suy tư về thế giới...

Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi sao còn mật thiết hơn thế...

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ sĩ hưởng ứng bằng cách vay mượn...

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của hai lần thế chiến. Nghệ sĩ ngày càng chuyển sang sáng tác...

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác phẩm mượt mà, sống động,...

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong cách đặc thù...

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và vỡ mộng trước những sự kiện này...

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết phục đặc biệt mạnh mẽ...

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với môi trường xung quanh...

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo