slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Xứng với quân vương

( 12-03-2018 - 10:56 PM ) - Lượt xem: 2789

 DO ART  Ở thế kỉ 17, các ông hoàng bà chúa có rất nhiều quyền uy. Họ sống trong những cung điện xa hoa và chi trả để các họa sĩ tài giỏi nhất phục vụ cho triều đình của mình. Nhiệm vụ chính của các họa sĩ cung đình là vẽ chân dung hoàng tộc. Họ cũng vẽ các khung cảnh lịch sử và thần thoại để trang hoàng cho cung điện – những bức tranh khác hẳn với các hình ảnh tôn giáo được vẽ cho Giáo hội.

 

Cố vấn hình ảnh

Chỉ họa sĩ cung đình mới được phép vẽ chân dung các ông hoàng bà chúa. Các bức họa bị kiểm soát nghiêm ngặt, giống như cách người nổi tiếng ngày nay ra sức kiểm soát hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông. Do vậy, các họa sĩ cung đình được tuyển lựa dựa vào khả năng tôn lên cá đối tượng trong tranh và kĩ năng hội họa – như bạn sẽ thấy ở chân dung của hai vị vua trong bài này. 

 

xung-voi-quan-vuong-doart-1

Vua Felipe đệ Tứ trong trang phục màu nâu và bạc (Philip IV in Brown and Silver, 1631-32) của Diego Velázquez, sơn dầu trên toan, 195 x 110 cm.

 

xung-voi-quan-vuong-doart-2

Vua Charles đệ Nhất trên lưng ngựa (Charles I on Horseback, 1637-38) của nghệ sĩ xứ Flanders van Dyck, sơn dầu trên toan, 367 x 292 cm.

 

Trang phục gây ấn tượng

Diego Velázquez là họa sĩ cung đình phụng sự cho vua Felipe đệ Tứ của Tây Ban Nha. Ở bức chân dung trên, ông đã vẽ nhà vua trong bộ đồ nâu thêu chỉ bạc rất ấn tượng. Vua Felipe có chiếc cằm lớn và bạnh ra. Nhưng Velázquez đã vẽ nhà vua hơi quay đầu so với góc nhìn của ta, nên trông phần cằm của vua không lộ ra nhiều.

 

Quyền lực và vinh quang

Anthony van Dyck là họa sĩ cung đình của nhà vua Anh, Charles đệ Nhất. Trong bức chân dung với kích thước người thật, nhà vua ngồi sừng sững trên lưng ngựa, cao hơn hẳn cảnh vật xung quanh. Bức tranh lớn đến nỗi van Dyck phải dựng dàn giáo để vẽ. Vua Charles ngoài đời vốn nhỏ thó, gầy gò, mặt choắt. Nhưng trong tranh, nhà vua trông thật vương giả và ấn tượng, nhờ van Dyck vẽ ngài cao hơn hẳn người xem, mặc giáp trụ sáng lòa, cùng góc mặt nghiêng che bớt khuyết điểm.

 

Những bức tranh mạo hiểm

Các thành viên hoàng tộc và triều thần muốn mua tranh sử thi hoặc thần thoại để trang trí. Nhưng cũng nhằm tỏ ra mình thông tuệ, vì chỉ những người có nền tảng giáo dục tốt mới tường tận gốc tích các nhân vật trong tranh. Các bức tranh cũng tiết lộ cuộc sống đầy đặc quyền đặc lợi của các bậc vương tôn công tử thời đó. Ở Tây Ban Nha, hình khỏa thân trong các khung cảnh sử thi hoặc thần thoại bị cấm tuyệt đối bên ngoài thế giới khép kín chốn hoàng cung.

 

Thần Vệ Nữ ẩn mình

Xét tới thời điểm và nơi chốn ra đời, bức Vệ Nữ chải chuốt hết sức khác thường. Tranh vẽ người phụ nữ khỏa thân – một chủ đề không được Giáo hội Tây Ban Nha cho phép. Velázquez đã thoát khỏi những cấm cản này vì bức họa được vẽ cho một quan cận thần, tuy vậy bức họa cũng không được trưng bày công khai. Thời đó, tranh khỏa thân thường được treo sau màn che, và chỉ được hé ra cho một số ít quan khách chiêm ngưỡng. Thần Cupid có cánh giúp ta nhận ra người phụ nữ trong tranh là thần Vệ Nữ. Nàng đang ngắm vuốt diện mạo mình trong gương. Velázquez đã bày trò đùa nghịch với hình phản chiếu: Vệ Nữ đang ngắm mình trong gương, hay đang lơ đễnh đáp trả cái nhìn chăm chú của những kẻ ngắm tranh?

 

xung-voi-quan-vuong-doart-3

Vệ Nữ chải chuốt (The Toilet of Venus, 1647-51) của Diego Velázquez; sơn dầu trên toan, 123 x 177 cm. Bức tranh này đã được phục chế sau khi bị một người ủng hộ nữ quyền dùng dao rạch năm 1914.

 

Thần Pan thổi sáo

Bức Niềm hân hoan của thần Pan do Nicolas Poussin vẽ đã phản ánh gu thẩm mỹ cao của tầng lớp quý tộc thế kỉ 17. Bức tranh không phải do vua ủy nhiệm mà được đặt vẽ theo lệnh của một nhân vật cũng hết sức quyền thế - Hồng y Richelieu, tể tướng nước Pháp. Lâu đài của ông có một phòng treo đầy những bức họa thần thoại từ thời Phục hưng. Poussin đã vẽ khung cảnh này cho hợp với dàn tranh đó. Tranh vẽ các nhân vật thần thoại đang nhảy múa hát ca quanh bức tượng thần Pan – vị thần của những khu rừng và cánh đồng. Trông họ khá điên cuồng, nhưng Pousin đã biến những cử chỉ hoang dại ấy thành một bức tranh có kết cấu chặt chẽ. Bạn có thể thấy cánh tay và chân của các nhân vật đều được sắp đặt theo những đường chéo rõ ràng. 

 

xung-voi-quan-vuong-doart-4

Niềm hân hoan của thần Pan (The Triumph of Pan, 1636) của nghệ sĩ người Pháp Nicolas Poussin; sơn dầu trên toan, 134 x 145 cm.

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá hàng đầu. Bức Chân dung...

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật – đặc biệt là nghệ thuật hiện đại – là một địa hạt...

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí phá hủy chúng. Vậy nên các bảo tàng và phòng tranh...

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ giới thiệu những chất liệu hội họa...

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện chụp sao cho sát thực...

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng tác và in tráng...

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng lờ. Trước đây, nghệ thuật đa phần là do nam giới sáng tạo...

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã là một trong những đối tượng chính của nghệ thuật...

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông đúc. Một số nghệ sĩ làm vậy vì muốn...

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính giữa, khiến các mảnh vụn...

Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và thay đổi cách con người suy tư về thế giới...

Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi sao còn mật thiết hơn thế...

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ sĩ hưởng ứng bằng cách vay mượn...

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của hai lần thế chiến. Nghệ sĩ ngày càng chuyển sang sáng tác...

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác phẩm mượt mà, sống động,...

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong cách đặc thù...

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và vỡ mộng trước những sự kiện này...

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết phục đặc biệt mạnh mẽ...

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với môi trường xung quanh...

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo