slide

DO ART LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO BẠN

      HÃY TRẢI NGHIỆM CÙNG CHÚNG TÔI

 

Hòa bình và chiến tranh

( 13-03-2018 - 01:02 AM ) - Lượt xem: 5091

 DO ART  Nghệ sĩ xứ Flanders Peter Paul Rubens vừa là nhà ngoại giao quan trọng, vừa là họa sĩ có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Năm 1630, triều đình Tây Ban Nha phái ông sang Anh với nhiệm vụ cứu vãn hòa bình giữa hai nước. Không chỉ thực hiện sứ mệnh bằng ngôn từ, ông còn trao cho nhà vua Anh bức tranh Hòa bình và chiến tranh, một tác phẩm hội họa tráng lệ, như một minh chứng bằng hình ảnh cho ích lợi của hòa bình.

 

hoa-binh-chien-tranh-doart-1

Tên: Hòa bình và chiến tranhMinerva bảo vệ Pax khỏi Mars (Peace and War – Minerva Protects Pax from Mars)

Niên đại: 1629-30

Tác giả: Peter Paul Rubens

Chất liệu: Sơn dầu trên toan

Kích thước: 204 x 298 cm

 

Những mảnh ghép

Bức tranh này được xếp vào nhóm hội họa ẩn dụ. Nhĩa là nó ẩn chứa thông điệp ngầm mà ta có thể hiểu được bằng cách nhặt ra các manh mối thị giác. Các nhân vật thần thoại khác nhau tượng trưng cho những ý tưởng trừu tượng. Người phụ nữ ngồi chính giữa tranh là Pax, nữ thần hào bình. Mọi thứ xung quanh nàng đều bình yên và mãn nguyện. Nhưng chiến thần Mars đang đứng kế bên, sẵn sàng gây cảnh binh đao. Kết cấu tranh càng củng cố thêm tính tượng trưng của tác phẩm. Tranh gồm ba mảng hình tam giác. Hai mảng sáng màu và ngập tràn phước lành, còn mảng thứ ba lại tối tăm và đầy điềm gở.

 

hoa-binh-chien-tranh-doart-2

Giản đồ này cho ta thấy cách bức tranh được bố cục bằng các mảng tam giác. Mảng bên phải có chiến thần, phủ đầy mây giông xám xịt; hai mảng tranh còn lại rực rỡ hơn. Nữ thần Pax ngồi sát với đỉnh của tam giác chính giữa.

 

Lợi ích của hòa bình

Mọi thứ xung quanh nữ thần Pax đều hài hòa, kể cả những sinh vật hoang dã cũng đã được thần hóa. Con báo cuộn mình chẳng khcs nòa con mèo nhỏ. Bên cạnh là một thần rừng – sinh vật thần thoại, thân người, chân dê. Thần rừng vốn vô cùng tinh quái, nhưng trong tranh lại ân cần mời mọc trẻ nhỏ ăn quả từ chiếc sừng dê kết đủ loại trái cây, biểu tượng của sự trù phú, sung túc. Đằng sau thần rừng là người phụ nữ cắp chiếc chậu đựng đầy vàng bạc châu báu. Cây trái và châu báu tượng trưng cho sự phồn vinh mà hòa bình mang lại. Và nhờ vào đó, trẻ nhỏ sẽ được lớn lên trong đủ đầy và hạnh phúc.

 

Ẩn họa chực chờ

Nhưng khung cảnh tươi vui này đang bị đe dọa. Bầu trời đang dần u ám, chiến thần thấp thoáng trong nền tranh, cùng với đó là thần báo thù Fury lần khuất như một bóng ma. Người phụ nữ mặc áo giáp là Minerva – nữ thần trí tuệ. Minerva đẩy lùi chiến tranh. Nhờ đó, ngay lúc này, hòa bình được bảo vệ. Nhưng dù chiến thần đang tạm thoái lui, thì mối nguy vẫn còn ở đó. Chiến thần ngoái nhìn qua vai, như thể chỉ miễn cưỡng quay gót rời đi, còn lưỡi gươm đáng sợ của thần vẫn kề bên người con gái bận đầm vàng.

 

Đời thực và thần thoại

Những đứa trẻ được vẽ trong tranh chính là chân dung con trai và con giá quý ngài Balthasar Gerbier –người bạn và cũng là chủ nhà của Rubens tại London (Anh). Cậu bé ăn bận như thần hôn nhân Hymen, nhưng hai cô bé lại mặc trang phục thường dân thế kỉ 17. Bằng cách đưa lũ trẻ từ đời thường vào tranh bên cạnh các nhân vật thần thoại, Rubens làm cho ẩn dụ trong tranh gắn chặt với thực tại và giúp tác phẩm có sức ảnh hưởng hơn tại thời điểm đó.

 

hoa-binh-chien-tranh-doart-4

 

Sức mệnh thiên thần

Tiểu thiên sứ có cánh đang lơ lửng trên đầu thần Pax, một tay nắm chặt cành cảm lãm – biểu tượng của hòa bình. Tay kia của cậu cũng cầm theo một biểu tượng hòa bình khác: cây roi có hai con rắn quấn quanh. Đó là Caduceus – quyền trượng của thần Mercury, sứ giả của các vị thần. Có lẽ tiểu thiên sứ đang đại diện cho vai trò của chính Rubens, mang thông điệp hào bình tới vương triều Anh quốc.

 

Rubens, nhà ngoại giao

Bạn có thể thấy diện mạo của Rubens trong bức chân dung tự họa ông vẽ ngay trước khi qua đời năm 1640.

 

hoa-binh-chien-tranh-doart-3

Tự họa (Self Portrait, 1638-40) của Peter Paul Rubens; sơn dầu trên toan, 110 x 85 cm. Diện mạo của Rubens trong bức chân dung tự họa ông vẽ ngay trước khi qua đời năm 1640.

 

Chuyến đi sứ của Rubens đã khiến nước Anh kí hiệp ước hào bình với Tây Ban Nha năm 1630. Khó mà nói rõ nhiệm vụ thành công, bao nhiêu phần nhờ kĩ năng đàm phán, bao nhiêu phần nhờ tài hoa Rubens thể hiện trong bức họa này. Nhưng vua Charles đệ Nhất của nước Anh bị ấn tượng mạnh đến nỗi đã phong tước Hiệp sĩ cho Rubens và đặt ông vẽ trần Nhà yến tiệc Hoàng gia ở London.

Buồn thay, hòa bình hóa ra thật ngắn ngủi. Chẳng bao lâu sau, cả Anh và Tây Ban Nha đều lún sâu vào cuộc xung đột dài lâu tại châu Âu, gọi là chiến tranh Ba mươi năm. Nhưng Rubens cũng không phải tiếp nhân sứ mệnh nào khác. Vào tuổi ngũ tuần, ông lui về sống tại điền trang riêng ở xứ Flander, cống hiến phần đời còn lại cho hội họa, vẽ nên những khung cảnh thôn dã yên bình và thiên nhiên bao la, như bức tranh "Cảnh thu với góc nhìn từ pháo đài HetSteen" trong bài viết Tranh Phong Cảnh

 

Đến với Nghệ Thuật - Rosie Dickins

Vũ Hiển & Phạm Quỳnh Châu dịch

Bình luận

Thông Tin Người Gửi

X

Nghệ thuật khác

Nghệ thuật luôn là thứ đắt đỏ. Những bức tranh nổi tiếng thường có giá hàng triệu đôla, những tên tuổi như Vincent van Gogh đóng góp khá nhiều vào loạt tác phẩm đắt giá hàng đầu. Bức Chân dung...

Các tác phẩm nghệ thuật thường được bán với mức giá ngất ngưởng, một sự thể khiến nhiều người thấy khó hiểu, thậm chí là tức giận. Lí giải chuyện này thật phức tạp. Nghệ thuật – đặc biệt là nghệ thuật hiện đại – là một địa hạt...

Hầu như mọi thứ đều hư hại dần theo thời gian, tranh cũng không là ngoại lệ. Chất liệu làm nên tranh có thể cong vênh, nứt rạn và thôi màu, biến đổi hoàn toàn bức tranh, thậm chí phá hủy chúng. Vậy nên các bảo tàng và phòng tranh...

Chất liệu và kĩ thuật của giới họa sĩ đã thay đổi ghê gớm qua từng thế kỉ, từ những màu sắc phải kì công tự chế đến những màu sơn hiện đại bóp phẳng ra từ tuýp. Phần này sẽ giới thiệu những chất liệu hội họa...

Chân dung tự họa phổ biến trong giới nghệ sĩ ít nhất đã 500 năm nay, từ khi những tấm gương loại tốt ra đời. Nhưng hiện giờ, khi nhiếp ảnh chân dung quá phổ biến, họ không còn quan tâm đến chuyện chụp sao cho sát thực...

Nhiều người băn khoăn liệu nhiếp ảnh có thực sự là nghệ thuật không, một phần vì nó phụ thuộc vào những quy trình hóa học hơn là kĩ thuật dùng cọ vẽ. Nhưng ảnh vẫn cần được sáng tác và in tráng...

Theo một số nghệ sĩ và phê bình gia, đặc biệt là những nhà hoạt động nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong nghệ thuật đã trở thành một vấn đề chính trị phiền toái và bị tảng lờ. Trước đây, nghệ thuật đa phần là do nam giới sáng tạo...

Mặc dù nhiều nghệ sĩ sử dụng chất liệu và kĩ thuật chư từng xuất hiện trước đây, tác phẩm của họ vẫn thường khai thác những chủ đề từ quá khứ. Từ khoảng thế kỉ thứ 5, Cơ Đốc Giáo đã là một trong những đối tượng chính của nghệ thuật...

Nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại lôi nghệ thuật ra khỏi phòng triển lãm, đến những nơi mà bình thường ta không nghĩ tới – từ nông thôn xa xôi hẻo lánh đến phố xá đông đúc. Một số nghệ sĩ làm vậy vì muốn...

Tác phẩm sắp đặt Vật chất tối lạnh của nghệ sĩ người Anh Cornelia Parker là một đống những mảnh vụn treo lơ lửng bằng dây trong suốt giữa căn phòng tối. Một bóng đèn độc nhất chiếu sáng ở chính giữa, khiến các mảnh vụn...

Với nhiều nghệ sĩ những năm 1960-70, điêu khắc và hội họa truyền thống trở nên quá hạn chế. Họ muốn làm ra những tác phẩm có thể mở rộng biên giới của khái niệm nghệ thuật – và thay đổi cách con người suy tư về thế giới...

Pop art lấy rất nhiều chất liệu từ văn hóa đại chúng, vì thế không ngạc nhiên khi nó thường giới thiệu những gương mặt nổi tiếng từ phim ảnh và nhạc pop. Nhưng mối quan hệ giữa nghệ sĩ và ngôi sao còn mật thiết hơn thế...

Bức Vệt tóe lớn nắm bắt khoảnh khắc một người nhảy xuống bể bơi xanh ngắt dưới bầu trời lung linh màu lam ngọc. Cảm hứng vẽ nên nhiều bức tranh đầy màu sắc và lí tưởng về cuộc sống...

Kỉ nguyên hậu chiến chứng kiến sự bùng nổ của hàng hóa sản xuất hàng loạt và giải trí đại chúng. Điều này khơi dậy một nền văn hóa mới được đại chúng (pop-culture). Nhiều nghệ sĩ hưởng ứng bằng cách vay mượn...

Khi thế kỉ 20 dần trôi đi, cách nhìn của người ta về thành thị đã thay đổi. Nỗi hào hứng ban đầu của những nhóm như Vị lai đã bị dập tắt sau cuộc suy thoái kinh tế và hậu quả của hai lần thế chiến. Nghệ sĩ ngày càng chuyển sang sáng tác...

Trong những năm 1930-40, một loại hình điêu khắc mới nổi lên ở Châu Âu. Đi tiên phong trong phong cách này là hai nghệ sĩ trẻ người Anh: Henry Moore và Barbara Hepwworth. Họ tạo nên những tác phẩm mượt mà, sống động,...

Vào những năm  1940-50, một nhóm họa sĩ New York bắt đầu gặt hái danh tiếng khắp thế giới nhờ một loại hình nghệ thuật mới, gọi là Biểu tượng Trừu tượng. Điểm chung gắn kết họ không phải một phong cách đặc thù...

Thế chiến 2 chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp, từ giao tranh khốc liệt và dội bom dân thường cho đến tàn sát có hệ thống hàng triệu người trong các trại tập trung Quốc xã. Kinh hoàng và vỡ mộng trước những sự kiện này...

Suốt một thời gian dài, nghệ sĩ và chính quyền sử dụng nghệ thuật như một hình thức phản kháng hoặc tuyên truyền, cố gắng nhào nặn tư tưởng của con người. Những hình ảnh có sức thuyết phục đặc biệt mạnh mẽ...

Nhiều quốc gia cần tái thiết sau những hỗn loạn và tàn phá của Thế chiến 1. Trong những năm tiếp đó, số đông nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến kiến trúc và thiết kế. Kết hợp nghệ thuật với môi trường xung quanh...

VIDEO

Fanpage Facebook

MOST READ

Đăng ký nhận bản tin

tenemailcuaban@gmail.com
Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.
Hưởng quyền lợi riêng biệt.
bong
bong
DO ART Copyright © 2020 - Ghi rõ nguồn DoArt và gắn link website khi sử dụng lại thông tin từ trang này.

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật
Zalo